Nguyễn Huy Hoàng
Huy Hoàng vốn là một tượng đài của SLNA. Ảnh: Internet |
Trung vệ thép SLNA được xem như một “Paolo Maldini” của đội bóng xứ Nghệ. Bỏ qua cám dỗ của tiền bạc, sự trung thành với đội bóng quê hương là điều mà từ trước đến nay chưa cầu thủ SLNA nào làm được như anh.
ăm 2005, thời điểm đỉnh cao của sự nghiệp, Huy Hoàng được ông bầu các đội bóng lớn như ĐTLA, HAGL hay Hà Nội ACB trải thảm đỏ với số tiền đặt cọc 5 tỷ đồng, một con số quá lớn ở thời điểm đó. Tuy nhiên, tất cả đều không làm xiêu lòng được quyết định gắn bó lâu dài với SLNA của Nguyễn Huy Hoàng.
Sau khi Huy Hoàng treo giày, anh về làm công tác huấn luyện cho đội bóng xứ Nghệ tiếp tục đam mê của mình.
Dương Hồng Sơn
Thủ môn Dương Hồng Sơn trong chức vô địch AFF Cup 2008. Ảnh: Internet |
Thời điểm Dương Hồng Sơn rời SLNA, anh vẫn chưa phải là ngôi sao sáng nhất của bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, sau chức vô địch AFF Cup 2008, thủ môn gốc Quỳnh Lưu là người hùng, lọt vào danh sách đội hình tiêu biểu, Quả bóng Vàng Việt Nam năm đó có giá trị không thua kém bất kỳ cầu thủ nào.
Trước đó, Dương Hồng Sơn ký một bản hợp đồng 3 tỷ kéo dài 3 năm với Hà Nội. Tuy nhiên, sau 2 lần gia hạn hợp đồng với HN.T&T vào các năm 2011, 2014 đã giúp Hồng Sơn có số tiền lót tay gần 15 tỷ đồng.
Nguyễn Trọng Hoàng
Tiền vệ Nguyễn Trọng Hoàng. Ảnh: NVCC |
Tiền vệ Nguyễn Trọng Hoàng thuộc diện những cầu thủ được V.League săn đón nhiều nhất trong giai đoạn sắp đáo hạn hợp đồng với SLNA. Sau ASIAD 16, một cố CLB Nhật Bản ngỏ ý muốn có Trọng Hoàng. Trong quá khứ, CLB Xuân Thành Sài Gòn đã chuẩn bị sẵn số tiền 14 tỷ đồng để có được chữ ký của tiền vệ sinh năm 1989 trong 3 năm. Tuy nhiên, đúng vào phút chót thì anh quyết định ở lại SLNA với sợi dây trung gian là HLV Hữu Thắng và TGĐ Nguyễn Hồng Thanh.
Sau đó, Trọng Hoàng gia nhập B. Bình Dương với số tiền thấp hơn nhiều là 7,5 tỷ/3 năm. Cuối cùng, Trọng Hoàng cập bến FLC Thanh Hóa với một bản hợp đồng kéo đến hết năm 2019.
Nguyễn Công Phượng
Tiền đạo Nguyễn Công Phượng. Ảnh: Hoàng Tùng |
Cầu thủ gốc Đô Lương trưởng thành từ lò đào tạo HAGL đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các CLB tại Thai League (Giải VĐQG Thái Lan). Mặc dù trên thị trường quốc tế, Công Phượng chỉ được định giá 25.000 euro, nhưng giá trị thực của tiền đạo sinh năm 1995 cao hơn nhiều.
Mới đây, một phóng viên thể thao Thái Lan cho rằng để có được chữ ký của tuyển thủ QG Việt Nam, các CLB Thái Lan sẽ phải bỏ ra khoảng 20 triệu baht, tức khoảng 13 tỷ đồng. Thậm chí còn có những tin đồn CLB Buriram United sẵn sàng bỏ ra khoảng 70 tỷ đồng để chiêu mộ Nguyễn Công Phượng.
Lê Công Vinh
Lê Công Vinh khi còn khoác áo SLNA. Ảnh: Tuấn Tú |
Khi Lê Công Vinh vẫn còn là một cầu thủ trẻ năm 2007, anh được Hà Nội T&T thời điểm đó định giá 1 triệu USD (khoảng 20 tỷ bao gồm tiền phá vỡ hợp đồng) nếu rời SLNA đầu quân cho đội bóng thủ đô. Tuy nhiên, không một ai dám quyết định tương lai của Lê Công Vinh ở thời điểm đó.
Năm 2008, sau 4 năm cống hiến cho đội bóng quê hương, Lê Công Vinh đến Hà Nội T&T với số tiền lót tay kỷ lục thời điểm đó là 8 tỷ đồng. Bốn năm sau, anh bất ngờ gia nhập CLB Hà Nội của bầu Kiên với số tiền kỷ lục 13 tỷ đồng. Năm 2015, B. Bình Dương có được chữ ký của Lê Công Vinh theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm, mức lót tay từ 8 - 10 tỷ đồng./.
Trung vệ Cao Xuân Thắng (1982) đi qua không ít CLB tại sân chơi V.League rồi hạng Nhất. Đến khi đầu quân cho Quảng Nam với giá 2,1 tỷ đồng cho 3 năm hợp đồng, Cao Xuân Thắng vượt cột mốc 11 tỷ đồng chuyển nhượng dù chưa một lần lên tuyển. Ngoài ra, một cầu thủ SLNA khác đang rất có giá trên thị trường V.League lúc này là Trần Phi Sơn với mức chuyển nhượng có thể lên đến 9 tỷ đồng/3 năm. |
Tác giả: Trung Kiên
Nguồn tin: Báo Nghệ An