Du lịch

Thứ xưa ai cũng không biết, giờ thành đặc sản nổi tiếng được dân thành phố "lùng mua", 600.000 đồng/kg

Thường vào mùa chúng được ngư dân đổ buôn với giá 600.000 đồng/kg/7-8 con.

Ruốc chân dài (hay còn gọi là ruốc lỗ) có danh pháp khoa học Octopus dollfusi là một loài trong chi Octopus thuộc họ Octopodidae. Ở Việt Nam, chúng có ở vùng biển miền Trung, Nam bộ và Vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là đặc sản của vùng biển Quảng Ninh.

Ruốc chân dài có thân nhỏ, dạng hình cầu, có kích thước nhỏ bằng ngón tay cái. Vì thế người ta còn gọi chúng là “bạch tuộc mini”. Ngoài ra chúng còn có đặc điểm: toàn thân hoa vân hình thoi hay bán nguyệt; các tua xấp xỉ gần bằng nhau. Con ruốc lỗ ngon là con có xúc tu chân đều, màu sẫm đậm, cử động linh hoạt và thân nhiều nhớt.

Thức ăn chủ yếu của ruốc chân dài là còng, cáy, hến, ngao, cà khé, cua đá. Vào mùa ruốc đẻ trứng, chúng có trứng được gọi là ruốc cơm xôi.

Ruốc chân dài có thân nhỏ, dạng hình cầu, có kích thước nhỏ bằng ngón tay cái.

Nhiều người thường bị nhầm lẫn ruốc chân dài với bạch tuộc con do chúng khá giống nhau. Nhưng thực tế ruốc lỗ màu xám có ánh xanh, khi được nấu chín chúng chuyển thành màu hồng khác hẳn so với bạch tuộc con. “Mùa ruốc chân dài rơi vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Người ở các vùng biển thường đi bắt ruốc lỗ vào ban đêm. Khi ấy họ dùng lồng bát quái –một ngư cụ của dân chài, lưới hoặc đi soi trong lỗ. Hễ thấy bóng dáng "con mồi" là họ nhanh tay bắt lấy chúng”, chị Thuỳ Dương (32 tuổi) – chủ cửa hàng thuỷ hải sản ở Quảng Ninh cho biết.

Xưa ít người biết đến ruốc chân dài do sự nhầm lẫn với bạch tuộc. Gần đây chúng đã trở thành đặc sản nổi tiếng, trở thành thức quà được dân du lịch mua khi đặt chân đến Quảng Ninh. Vì thế giá của chúng cũng cao hơn. Thường vào mùa chúng được ngư dân đổ buôn với giá 600.000 đồng/kg/7-8 con. “Đó là giá đổ buôn, còn các nhà hàng hoặc cửa hàng giống như của gia đình mình sẽ bán với giá 700.000 đồng/kg. Ai muốn vận chuyển ra Hà Nội còn cao hơn vì mất nhiều công sức hơn”, chị Thuỳ Dương nói.

Từ ruốc chân dài có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhua như ruốc luộc đậm vị, ruốc nướng thơm nức, ruốc nấu canh ngọt lịm… Khi ăn du khách sẽ cảm thấy vị ngon, thanh mát…

Món ăn ấn tượng nhất đối với du khách chính là ruốc lộc.

Ruốc lỗ còn được chế biến với nhiều cách như nướng, nhúng giấm, xào cần tỏi, hấp gừng… Song dù là bất cứ món gì, chúng vẫn mang hương vị giòn rất đặc trưng, không có chút vị tanh của biển.

“Trong đó món ăn ấn tượng nhất đối với du khách chính là ruốc lộc. Ruốc phải còn sống, bắt lên cho vào rổ, xát muối và chà kỹ, rồi rửa sạch cho vào nồi luộc với lá me chua, lá ổi. Lá me có vị chua làm mềm và khử tanh, lá ổi có vị chát làm săn và giòn con ruốc. Khi đun, bỏ ruốc lỗ đã rửa thật sạch vào trên lớp lá dâu đã trải dưới đáy nồi đó, rồi đỏ nước vào đun. Khi sôi lần đầu tiên, xóc lên một lần cho lá dâu và con ruốc lỗ lẫn vào nhau. Lúc nào thấy ruốc lỗ trở thành màu hồng, các xúc tu bám quăn ngược thành những vòng tròn nhỏ thì đó là lúc ruốc đã chín có thể thưởng thức ngay”, chị Thuỳ Dương cho hay.

Tác giả: K.T

Nguồn tin: kienthuc.net.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP