Giáo dục

Gian lận thi THPT Quốc gia: Người học thật mất chỗ oan uổng và trách nhiệm của bộ GD&ĐT

Nhiều thí sinh gian lận với kết quả tổng điểm ảo cao chót vót ngang nhiên chiếm chỗ trên giảng đường đại học của nhiều thí sinh học thật, thi thật. Trách nhiệm của bộ GD&ĐT trước hiện trạng này ra sao?

Vụ gian lận thi THPT Quốc gia 2018 xảy ra tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình được cho là vô tiền khoáng hậu, là một cú sốc với tất cả mọi người. Hậu quả mà nó để lại rõ ràng nhất là rất nhiều thí sinh học thật, thi thật đã bị mất chỗ nơi giảng đường đại học, mà nguyên nhân là do phần lớn lỗi của bộ GD&ĐT.

Xin lỗi công khai

Trao đổi về trách nhiệm của bộ GD&ĐT đối với những thí sinh “trượt oan”, TS. Vũ Thu Hương, giảng viên đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định: “Theo tôi, bộ GD&ĐT không chỉ có lỗi với các thí sinh học thật thi thật bị “mất chỗ” trong giảng đường đại học, vì những thí sinh gian lận mà còn có lỗi với toàn thể dân chúng. Theo tôi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên đứng ra xin lỗi, bởi vì đó là kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người.

Sai phạm gian lận thi cử xảy ra, cả một hệ thống bị ảnh hưởng, không chỉ những thí sinh không đỗ đại học mà có những thí sinh học thật, thi thật, điểm đáng ra đỗ thủ khoa nhưng lại không thể vượt những thí sinh gian lận chênh lệch đến gần 30 điểm kia.

Đặc biệt, khi nhắc đến những thí sinh có tổng điểm “nhảy” từ 0 lên 29,5 điểm, các phụ huynh cũng sẽ không thể nào không khó chịu với kết quả đó. ”.

Những thí sinh gian lận thi cử "chiếm chỗ" của nhiều thí sinh học thật, thi thật trong giảng đường.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam cũng cho rằng: “Trách nhiệm đầu tiên trước khi xử lý vụ việc là phải lên tiếng xin lỗi công khai, đặc biệt, những người đứng đầu Bộ, Sở phải trực tiếp xin lỗi, để giúp các thí sinh đã phải “chịu tổn thương” vì vụ gian lận thấy được sự công bằng”.

Ai "giải oan" cho thí sinh học thật, thi thật?

GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng: “Bên cạnh việc công khai những thí sinh gian lận, buộc thôi học và trả về địa phương, đối với những thí sinh “điểm cận đỗ” cũng cần được bổ sung vào danh sách trúng tuyển kỳ thi trước. Vốn dĩ, nếu không có những thí sinh gian lận thì các thí sinh đó đã có một suất đúng nguyện vọng của bản thân. Vì vậy, sau khi buộc thôi học những thí sinh gian lận, phải trả lại những chỗ đó”.

Theo ông Dong, đối với những thí sinh có gian lận mặc dù đủ điểm sàn vẫn được học, nhưng cũng cần xem xét lại, vì dù sao đó vẫn là sự gian lận.

Ông nhấn mạnh: “Dưới con mắt nghiên cứu về lao động nghề nghiệp, tôi cho rằng môi trường làm việc có tính chất đặc thù với từng ngành nghề. Riêng những môi trường quân đội, công an, giáo dục, y tế,… là môi trường phải nhấn mạnh môi trường đạo đức. Nếu thí sinh không đủ đạo đức thì không được tham gia vào những môi trường đó.

Nghề nào cũng cần đạo đức nhưng công an, quân đội phải đặc biệt chú trọng, nếu không có đạo đức, không thể sẵn sàng hy sinh thân mình để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Chính những thí sinh như vậy, không có sự rèn luyện đạo đức, sẽ trở thành những “con sâu làm rầu nồi canh” trong ngành sau này, gây mất niềm tin trong lòng dân”.

Để lấy lại sự công bằng cho những thí sinh bị “mất chỗ” trong giảng đường đại học, TS. Vũ Thu Hương gợi ý: “Trước mắt, Bộ có thể lần theo danh sách tìm ra những thí sinh có điểm “cận đỗ”, gửi về địa phương, gia đình, nếu thí sinh có nguyện vọng muốn theo học thì có thể tạo điều kiện để khắc phục những sai phạm và bù đắp cho thí sinh”.

Đồng tình với quan điểm đó, TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch hội đồng quản trị đại học FPT cho biết: “Hiện nay, bộ GD&ĐT cũng đang khắc phục những lỗ hổng của các kỳ thi trước và từng bước xử lý, mặc dù diễn ra hơi chậm.

Tuy nhiên, còn một đối tượng nữa, đó là những thí sinh “trượt oan”, nếu không có các thí sinh gian lận, thì họ đã được học theo đúng nguyện vọng của mình. Vì vậy, sau khi công khai và buộc thôi học các thí sinh gian lận, bộ GD&ĐT cũng cần đồng thời đưa ra danh sách những thí sinh có điểm thi “cận đỗ” để bổ sung vào các trường”.

TS. Lê Trường Tùng khẳng định việc rà soát, bổ sung thí sinh "cận đỗ" vào danh sách trúng tuyển không hề khó.

Chủ tịch hội đồng quản trị đại học FPT cũng chỉ ra: “Chỉ cần rà soát lại những thí sinh có điểm cao, sát điểm sàn của kỳ thi trước để lập danh sách và gửi về địa phương, bổ sung sinh viên, nếu các bạn đó vẫn còn mong muốn và nguyện vọng được học tại các trường đó thì có thể làm thủ tục để nhập học vào năm học tiếp theo, 2019 - 2020”.

Theo ông, việc làm này đảm bảo được tính công bằng, để giải quyết khía cạnh tâm lý xã hội. Đây cũng là việc mà các trường đại học chủ động làm, thực hiện cũng rất dễ, nhưng không hiểu vì sao các trường lại chưa có động thái gì.

Vụ gian lận thi THPT Quốc gia 2018 xảy ra tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình được cho là vô tiền khoáng hậu, là một cú sốc với tất cả mọi người. Hậu quả mà nó để lại rõ ràng nhất là rất nhiều thí sinh học thật, thi thật đã bị mất chỗ nơi giảng đường đại học, mà nguyên nhân là do phần lớn lỗi của bộ GD&ĐT.

Xin lỗi công khai

Trao đổi về trách nhiệm của bộ GD&ĐT đối với những thí sinh “trượt oan”, TS. Vũ Thu Hương, giảng viên đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định: “Theo tôi, bộ GD&ĐT không chỉ có lỗi với các thí sinh học thật thi thật bị “mất chỗ” trong giảng đường đại học, vì những thí sinh gian lận mà còn có lỗi với toàn thể dân chúng. Theo tôi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên đứng ra xin lỗi, bởi vì đó là kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người.

Sai phạm gian lận thi cử xảy ra, cả một hệ thống bị ảnh hưởng, không chỉ những thí sinh không đỗ đại học mà có những thí sinh học thật, thi thật, điểm đáng ra đỗ thủ khoa nhưng lại không thể vượt những thí sinh gian lận chênh lệch đến gần 30 điểm kia.

Đặc biệt, khi nhắc đến những thí sinh có tổng điểm “nhảy” từ 0 lên 29,5 điểm, các phụ huynh cũng sẽ không thể nào không khó chịu với kết quả đó. ”.

Tác giả: Cẩm Mịch

Nguồn tin: Báo Người đưa tin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP