Công trình khu TĐC Pù Sai Cáng, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) được đầu tư xây dựng hơn 3 tỷ đồng và hoàn thành từ năm 2012 nhưng lại không sử dụng, bỏ hoang, đến nay đã bị xuống cấp, gây lãng phí.
11,3kg pháo cất dấu trong chiếc va li du lịch đã bị trạm kiểm soát Biên phòng Mường Phú, đồn Biên phòng Thông Thụ, BĐBP Nghệ An phát hiện và bắt giữ khi vừa từ bên kia biên giới về đến cửa khẩu Thông Thụ.
Đồn biên phòng Thông Thụ vừa ra quyết định xử phạt hành chính 7 triệu đồng và tịch thu tang vật 3,5kg pháo tàng trữ trái phép đối với đối tượng Lang Văn Hùng ở bản Lốc - xã Thông Thụ - huyện Quế Phong.
Tối ngày 12 tháng 8 âm lịch, huyện Quế Phong tổ chức Trung thu cho các cháu thiếu niên nhi đồng tại xã biên giới Thông Thụ với chủ đề "Vui hội trăng rằm - Chia sẻ yêu thương"
Quế Phong là huyện miền núi biên giới của tỉnh Nghệ An, với 90% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào Thái chiếm 83%. Huyện có 4 xã biên giới là Tri Lễ, Hạnh Dịch, Nẫm Giải và Thông Thụ với hơn 73km đường biên giới chung với nước bạn Lào. Địa bàn rộng cho nên công tác phòng, chống ma túy ở Quế Phong nói riêng, tỉnh Nghệ An trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Năm 2010, để xây dựng Nhà máy thủy điện Hủa Na (Quế Phong, Nghệ An), 1.362 hộ dân đã phải di dời về các khu TĐC tại các xã Tiền Phong, Thông Thụ, Đồng Văn. Thế nhưng, sau 4 năm di dời về nơi ở mới, đồng bào vẫn chưa được giao ruộng để sản xuất. Người dân chỉ còn biết trông chờ vào việc hái măng, làm thuê kiếm sống...
Sáng ngày 28/5, Công an huyện Quế Phong phối hợp với Đồn Biên Phòng Thông Thụ phá thành công chuyên án 516P bắt giữ hai đối tượng người lào đang trao đổi mua bán ma túy.
Năm 2010, để phục vụ công trình thủy điện Hủa Na, cùng với 7 bản khác trong xã, người dân bản Ăng, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An di dân lên điểm tái định cư mới. Mặc dù đồng bào đã được hỗ trợ đời sống từ dự án tái định cư, nhưng do thiếu đất sản xuất, nên tỷ lệ hộ tái nghèo rất cao.
Bản Ăng, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An nằm cách thành phố Vinh gần 200 km về phía tây. Năm 2010, bản Ăng di vén lên tái định cư dưới chân núi Pù Hoạt, nhường đất cho thủy điện Hủa Na. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng bản Ăng lại là một điểm sáng trong công tác vận động dân số - kế hoạch hóa gia đình, nhiều năm liền không có trường hợp sinh con thứ 3.