Đầu năm 2012, dự án nhà sinh hoạt cộng đồng, trường mầm non, trường tiểu học ở khu tái định cư (TĐC) Pù Sai Cáng, xã Thông Thụ, huyện nghèo miền núi Quế Phong (Nghệ An) thuộc dự án TĐC công trình thủy điện Hủa Na do Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na làm chủ đầu tư được triển khai. Công trình có tổng dự toán hơn 3,5 tỷ đồng.
Sau hơn 5 tháng thi công, đến tháng 9/2012, công trình TĐC Pù Sai Cáng, xã Thông Thụ được hoàn thành và bàn giao cho các bên liên quan. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn không có người sử dụng theo đúng mục đích.
Qua quan sát, công trình khu sinh hoạt cộng đồng, trường mầm non và trường tiểu học được xây dựng tại khu TĐC do một thời gian dài không sử dụng nên các hạng mục như cửa, hệ thống điện, quạt trần, đèn chiếu sáng... hầu hết đã hỏng hoàn toàn, cửa sổ bằng kính bị vỡ hết, trần nhà đang sập xuống. Thay vào đó, công trình là nơi nuôi trâu thả bò, dẫn tới cảnh tượng nhếch nhác, ô nhiễm.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho hay, khu TĐC Pù Sai Cáng nằm trên khu đất núi cao và dốc, không thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là không có nước sinh hoạt nên sau khi bốc thăm lên khu TĐC mới, 34 hộ dân đã không đến và di dân tự do. Từ đó đến nay, công trình bị bỏ hoang.
Được biết, khu TĐC Pù Sai Cáng cách điểm cũ mà dân cư sinh sống trước khi giải tỏa để phục vụ công trình Thủy điện Hủa Na là gần 3km. Do khu TĐC mới ở trên núi cao, nước sinh hoạt không có nên bà con xã Thông Thụ đã không đồng ý lên ở.
Việc nhà sinh hoạt cộng đồng, những ngôi trường tại khu TĐC được đầu tư hàng tỉ đồng xây xong lại bỏ hoang và đang xuống cấp trầm trọng theo thời gian đã gây lãng phí, thất thoát kéo dài.
Theo ông Trịnh Bảo Ngọc - Giám Đốc Công ty thuỷ điện Hủa Na, vấn đề quy hoạch, xây dựng khu TĐC và các công trình liên quan đều được sự đồng thuận của các bên liên quan và có các biên bản họp, tham vấn ý kiến, các chữ ký đồng thuận của những người liên quan và người dân.
"Trước khi làm một việc gì thì phải có sự đồng thuận chứ Chủ đầu tư không tự quyết định. Chúng tôi chỉ thiết kế thôi còn việc chọn địa điểm thì phải đến địa điểm đó rồi địa phương, huyện, xã, trưởng bản, người dân quyết định, thống nhất. Lúc đó, do người dân đã đồng thuận nên chủ đầu tư đã triển khai các công tác thiết kế, thi công.
Thời gian xây dựng và bàn giao cũng đã lâu nên qua thời gian sẽ bị xuống cấp, phía nhà thầu cũng đã hết bảo hành. Bây giờ chúng tôi sẽ làm việc với huyện, cố gắng đưa các cháu vùng lân cận về điểm đó học. Còn việc san nền thì phải chia cho các hộ dân. Các hộ dân mà tự nguyện, họ thiếu đất thì mình chia lại cho dân để họ ở. Chỉ mỗi cái là ở đó hơi cao nên khó đưa nước về (cách khoảng 9km - PV). Nhưng nếu giờ họ chấp nhận quay lại ở thì sẽ đưa ra phương án lấy nước từ trên đồi về" - vị này cho hay.
Sau hơn 5 tháng thi công, đến tháng 9/2012, công trình TĐC Pù Sai Cáng, xã Thông Thụ được hoàn thành và bàn giao cho các bên liên quan. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn không có người sử dụng theo đúng mục đích.
Qua quan sát, công trình khu sinh hoạt cộng đồng, trường mầm non và trường tiểu học được xây dựng tại khu TĐC do một thời gian dài không sử dụng nên các hạng mục như cửa, hệ thống điện, quạt trần, đèn chiếu sáng... hầu hết đã hỏng hoàn toàn, cửa sổ bằng kính bị vỡ hết, trần nhà đang sập xuống. Thay vào đó, công trình là nơi nuôi trâu thả bò, dẫn tới cảnh tượng nhếch nhác, ô nhiễm.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho hay, khu TĐC Pù Sai Cáng nằm trên khu đất núi cao và dốc, không thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là không có nước sinh hoạt nên sau khi bốc thăm lên khu TĐC mới, 34 hộ dân đã không đến và di dân tự do. Từ đó đến nay, công trình bị bỏ hoang.
Được biết, khu TĐC Pù Sai Cáng cách điểm cũ mà dân cư sinh sống trước khi giải tỏa để phục vụ công trình Thủy điện Hủa Na là gần 3km. Do khu TĐC mới ở trên núi cao, nước sinh hoạt không có nên bà con xã Thông Thụ đã không đồng ý lên ở.
Việc nhà sinh hoạt cộng đồng, những ngôi trường tại khu TĐC được đầu tư hàng tỉ đồng xây xong lại bỏ hoang và đang xuống cấp trầm trọng theo thời gian đã gây lãng phí, thất thoát kéo dài.
Theo ông Trịnh Bảo Ngọc - Giám Đốc Công ty thuỷ điện Hủa Na, vấn đề quy hoạch, xây dựng khu TĐC và các công trình liên quan đều được sự đồng thuận của các bên liên quan và có các biên bản họp, tham vấn ý kiến, các chữ ký đồng thuận của những người liên quan và người dân.
"Trước khi làm một việc gì thì phải có sự đồng thuận chứ Chủ đầu tư không tự quyết định. Chúng tôi chỉ thiết kế thôi còn việc chọn địa điểm thì phải đến địa điểm đó rồi địa phương, huyện, xã, trưởng bản, người dân quyết định, thống nhất. Lúc đó, do người dân đã đồng thuận nên chủ đầu tư đã triển khai các công tác thiết kế, thi công.
Thời gian xây dựng và bàn giao cũng đã lâu nên qua thời gian sẽ bị xuống cấp, phía nhà thầu cũng đã hết bảo hành. Bây giờ chúng tôi sẽ làm việc với huyện, cố gắng đưa các cháu vùng lân cận về điểm đó học. Còn việc san nền thì phải chia cho các hộ dân. Các hộ dân mà tự nguyện, họ thiếu đất thì mình chia lại cho dân để họ ở. Chỉ mỗi cái là ở đó hơi cao nên khó đưa nước về (cách khoảng 9km - PV). Nhưng nếu giờ họ chấp nhận quay lại ở thì sẽ đưa ra phương án lấy nước từ trên đồi về" - vị này cho hay.
Tác giả: Ngọc Tuấn
Nguồn tin: Báo An Ninh Tiền Tệ
Nguồn tin: Báo An Ninh Tiền Tệ