Bạn cần biết

Những cách ăn cà chua dễ ngộ độc, âm thầm gây bệnh ung thư

Cà chua là loại quả lành tính, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách thì nó có thể gây hại, thậm chí là nguyên nhân thúc đẩy ung thư phát triển.

Cà chua được mệnh danh là một nhà máy dinh dưỡng vì nó cung cấp rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Ngay lập tức hãy cho cà chua vào thực đơn ăn uống của mình bạn nhé!

Cà chua rất giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, là những vi chất cần thiết để duy trì một sức khỏe tốt. Điều tuyệt vời hơn ở cà chua là chúng chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo. Bạn có thể ăn cà chua sống kẹp với bánh mì, làm salad, nước sốt, sinh tố, thậm chí nấu súp. Sau đây là 9 lợi ích của cà chua.

Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt. Hơn nữa, cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin .

Bên cạnh đó, ăn nhiều cà chua có thể giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng có thể giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư khác như dạ dày, phổi, cổ tử cung, vòm họng, trực tràng, đại tràng, thực quản, và ung thư buồng trứng nhờ các chất chống ôxy hóa, đặc biệt là nhờ vào hàm lượng lycopene rất cao có trong cà chua. Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua hốt hơn nhiều khi nấu loại quả này với dầu ô liu.

Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một vài nghiên cứu tìm thấy vai trò của các chất chống ôxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận - những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, có những kiểu ăn cà chua sai cách gây phản tác dụng, dẫn đến ngộ độc, bệnh tật hoặc ung thư mà rất nhiều người mắc phải:

Cà chua bị nấm mốc, dập nát: Nhiều người có thói quen cắt bỏ các phần nấm mốc, thối, dập nát trên quả cà chua để tiếp tục sử dụng. Họ cho rằng như vậy vừa tiết kiệm lại không gây hại vì sau đó nấu chín ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, hành vi này chẳng khác nào tự rước bệnh tật, ung thư vào người.

Bởi vì giống như các loại thực phẩm mốc, thối khác, cà chua lúc này sẽ chứa chất độc Aflatoxin. Đây là một chất có độc tính cao do các loại nấm mốc như Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sinh ra. Nó có độc tính gấp 68 lần asen, chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư.

Chất độc này sẽ ngấm vào toàn bộ quả cà chua khi bị nấm mốc, thậm chí không biến mất ở nhiệt độ cao. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên vứt bỏ thay vì cố tận dụng những quả cà chua này. Ngoài ra, các phần cà chua dập nát cũng rất dễ sản sinh vi khuẩn. Loại bỏ không hết không chỉ làm mất dinh dưỡng, thay đổi vị món ăn và còn gây hại cho cơ thể người khi ăn phải.

Cà chua chưa chín: Cà chua chín thường có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng cà chua còn xanh, chưa chín hoàn toàn lại chứa chất solanine. Đây là chất có độc tố mạnh và rất dễ làm hại tới gan của con người.

Cà chua ngon nhưng không nên uống vào lúc đói (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua sẽ giảm dần và sẽ biến mất. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.

Cà chua có đốm đen: Sau khi cà chua bị nhiễm nấm Alternaria, do nấm chuyển hóa trong quả sinh ra độc tố gây ra hiện tượng đốm đen và nhanh hư hỏng hơn ở cà chua. Độc tố này được gọi là độc tố Alternaria, tuy độc tố không mạnh bằng aflatoxin nhưng vẫn có nguy cơ gây ung thư và các rủi ro sức khỏe khác.

Vì vậy, tốt nhất là bạn không nên ăn những quả cà chua có đốm đen. Nếu cà chua bị thâm đen, thối hỏng thì cũng tuyệt đối đừng chỉ cắt bỏ rồi tiếp tục tận dụng. Lúc này, cà chua rất có thể đã bị biến chất, độc tố và vi khuẩn có hại đã lan ra toàn bộ quả cà chua, thậm chí là sang những quả khác để bên cạnh lâu ngày.

Ăn cà chua khi đói: Cà chua rất giàu chất pectin và nhựa phenolic. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với axit, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Lâu ngày còn thể gây ra các bệnh về dạ dày, bao gồm cả ung thư.

Ngoài ra, mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều cà chua. Bởi nó có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí.

Cũng có 1 số người không nên ăn hoặc hạn chế ăn cà chua, ví dụ như người bị dị ứng cà chua, đang tiêu chảy, bị hội chứng ruột kích thích, bệnh trào ngược dạ dày, tiêu hóa kém. Hay là những người bị rối loạn chức năng thận, mắc chứng tiểu không tự chủ và viêm bàng quang, bị bệnh đau nửa đầu mãn tính.

Tác giả: Lam Anh

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP