Pháp luật

Nghệ An: Làm rõ tình trạng mở đường, đốt phá rừng sản xuất trái phép?!

Tình trạng mở đường, đốt phá tràn lan đất rừng sản xuất trên địa xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương (Nghệ An) khiến nhiều diện tích rừng do địa phương quản lý ngày một suy kiệt, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mở đường, đốt phá rừng sản xuất tràn lan

Thanh Hà là một xã thuộc phía Tây Nam của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp với tỉnh Bolikhamxai của Lào, phía Bắc giáp các xã Võ Liệt, Thanh Thủy và Thanh Long, phía Đông giáp dòng sông Lam và phía Nam giáp xã Thanh Tùng (được ngăn cách bằng một con sông nhỏ).

ru ng na1 1
Toàn cảnh khu vực Động Cao, Giáp Chương Cố Thoạt, xã Thanh Hà; nơi mở đường, đốt phát tràn lan.

Thanh Hà là xã vùng cao, đời sống nhân dân là thuần nông, đa số cuộc sống còn khó khăn. Những năm trở lại đất việc việc phủ xanh đất trống, đồi trọc bằng các loại cây gỗ rừng trồng sau đó khai thác như nguồn gỗ keo, bạch đàn trên địa bàn nên đời sống của bà con có phần được cải thiện hơn.

Ngoài số diện tích đã được giao cho các hộ dân, một số diện tích được UBND xã Thanh Hà quản lý; tuy nhiên sự buông lỏng quản lý của chính quyền khiến cho một số diện tích rừng sản xuất khác của địa phương quản lý bị khai thác triệt để để làm gỗ củi một cách trái phép?

Những ngày đầu tháng 04/2016, phóng viên Báo điện tử Tầm nhìn liên tiếp nhận được các phản ánh của người dân ở hai xóm 14 và 15, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương (Nghệ An) về tình trạng một số hộ dân tổ chức làm đường lên núi rồi phát sẻ khai thác gỗ củi ở địa bàn khu vực Động Cao và Giáp Chương Cố Thoạt, Già Vàu, Thung Lụa, Đỉnh Cờn Trò… cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 3 – 4 km đi bộ đường rừng về phía Tây.

Cảnh tượng mà chúng tôi có mặt tại hiện trường là nhiều diện tích rừng bị đốt phá tràn lan, phát sẻ và khai thác rầm rộ. Các chủ rừng thuê máy móc mở đường “chằng chịt” lên tận đỉnh đồi để chở gỗ củi xuống núi.

Địa phương ra thông báo nhưng không biết tình trạng mở đường, phát sẻ?

Trước tình trạng mở đường, chặt phá, phát sẻ rừng sản xuất tràn lan trên địa bàn, ngày 31/03/2016; UBND xã Thanh Hà đã có thông báo cho các hộ dân có rừng về việc ngừng phát sẻ, xử lý thực bì để trồng rừng; trong nội dung thông báo của địa phương số diện tích rừng cũng được địa phương xác nhận trong thông báo thuộc diện tích đất Lâm nghiệp thuộc tiểu khu 1003, tờ bản đồ số 02 thuộc rừng “Khoanh nuôi bảo vệ” (trạng thái rừng sản xuất 1C– PV).

ru ng na1 3
Thông báo về việc ngừng phát, sẻ, xử lý thực bì của UBND xã Thanh Hà.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, tại quyết định số 48/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày 15/08/2014 thì số liệu thống kê hiện tại trên địa bàn xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương có 2.711,90 (ha) đất rừng sản xuất. Chủ yếu rừng sản xuất trạng thái 1B, số hộ dân UBND huyện Thanh Chương giao đất và cấp bìa theo nghị định 163 của Chính phủ vào năm 2006.

Tại buổi làm việc với chính quyền địa phương sở tại, khi phóng viên đặt câu hỏi tình trạng mở đường, đốt phá rừng tràn lan trên địa bàn địa phương có nắm được không? Thì được ông Hoàng Cao Phơn – Chủ tịch UBND xã Thanh Hà trả lời “không à, vừa rồi lâm nghiệp họ về kiểm tra nhưng không phát hiện được ai đốt”.

Để tìm hiểu rõ vấn đề, phóng viên đã chủ động liên hệ với anh Trần Sỹ Mỹ, trú tại xóm 14, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An (là một trong những hộ dân tham gia khai thác gỗ củi trên địa bàn xã Thanh Hà) thì được biết: “Rừng ở đó do rất nhiều người làm (tức là đốt, chặt phá – PV), việc đốt phá là có một số người đi bắt ong, kéo gỗ tiện tay thì người ta châm lửa (?).

Đem vấn đề này trao đổi với ông Trần Phi Hùng – Trường phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) thì được biết: “Khu vực đó thuộc UBND xã Thanh Hà quản lý và đất ở đây cũng chưa được giao cho ai cả”.

Câu hỏi mà chúng tôi đặt ra ở đây là tại sao UBND xã Thanh Hà ra thông báo mà lại không biết được tình trạng mở đường, đốt phá rừng sản xuất tràn lan trên địa bàn, hay đây là câu trả lại mang tính chất “đối phó” của địa phương trong khi xã lại đang quản lý số diện tích rừng đó?

ru ng na1 2
Những cánh đồi bị người dân đốt phá tràn lan ở khu vực Động Cao (Ảnh chụp ngày 14. 04)

ru ng na1 4
Máy múc mở đường lên núi để khai thác

ru ng na1 5
Các chủ rừng thuê công nhân, lập lán trại để khai thác gỗ củi ( Ảnh chụp ngày 05. 04 ).

ru ng na1 6
Phương tiện dùng để vận chuyển củi gỗ xuống núi (Ảnh chụp ngày 05. 04 )

ru ng na1
Số củi gỗ được đốn hạ để trên khu vực chờ xe chờ xuống núi (Ảnh chụp ngày 12.04).

Tác giả bài viết: Việt Hoà

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP