Đẹp

Lười tập thể dục, viện sĩ 101 tuổi vẫn sung sức bên vợ kém 54 tuổi, mỗi ngày làm điều này tốt hơn 100 viên thuốc bổ

Dù đã hơn 100 tuổi nhưng "thiên tài vật lý hàng đầu Trung Quốc", Yang Zhenning vẫn có sức khỏe tốt và sống hạnh phúc bên người vợ kém ông 54 tuổi.

Từ xa xưa, con người đã luôn mong muốn được trường sinh bất lão. Nhiều người sẵn sàng chi số tiền lớn chỉ để níu giữ tuổi xuân. Ngày nay, một số người dù không hề dùng bất cứ "thần dược" nào nhưng vẫn có tuổi thọ rất cao, chẳng hạn như Viện sĩ người Trung Quốc Yang Zhenning, nay đã 101 tuổi.

Năm 1957, viện sĩ Yang Zhenning đoạt giải Nobel Vật lý, đây là một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của ông. Năm 1964, ông trở thành giáo sư tại Đại học Columbia và tiếp tục nghiên cứu. Ngoài ra, Yang Zhenning còn là giám đốc Viện nghiên cứu cao cấp của Đại học Thanh Hoa và là học giả của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Thành tựu của ông không chỉ dừng lại ở việc đoạt giải Nobel mà còn nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng khác như Huân chương Khoa học Quốc gia Mỹ, Huy chương Hughes của Hiệp hội Hoàng gia, Giải Max Planck của Hiệp hội Vật lý Đức.

Viện sĩ Yang Zhenning và người vợ kém ông 54 tuổi.

Năm 2004, ông Yang Zhenning 82 tuổi đã kết hôn với vợ Weng Fan 28 tuổi và gây chấn động dư luận. Hiện viện sĩ Yang Zhenning tuy đã 101 tuổi nhưng thể chất vẫn rất tốt dù ông thừa nhận bản thân khá lười vận động, ít khi tập thể dục, lâu lâu mới đi bộ hay đạp xe. Nhiều người không khỏi thắc mắc ông có bí quyết gì để có thể sung sức như vậy bên người vợ kém mình gần 60 tuổi.

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng

Viện sĩ Yang không bao giờ hút thuốc hay uống rượu và không có thói quen xấu nào, đó là nền tảng cho tuổi thọ của ông. Ông cũng có thói quen ăn uống lành mạnh, ngoài ba bữa chính còn ăn các bữa phụ nhỏ để bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Đồng thời, ông ăn rất chậm, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn, ít bị ăn quá nhiều.

Viện sĩ Yang Zhenning cũng kết hợp hợp lý giữa ngũ cốc thô và mịn mỗi ngày, đồng thời thực hiện chế độ ăn nhẹ, ăn cân bằng thịt và thức ăn chay.

Theo ông, một chế độ ăn uống cân bằng không chỉ có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả mà còn giúp duy trì đường tiêu hóa và giảm thiểu tổn thương cho cơ thể do các chất có hại gây ra, nếu tuân thủ có thể giúp con người sống lâu hơn.

Không trì hoãn thời gian điều trị bệnh tốt nhất

Viện sĩ Yang Zhenning đã trải qua cuộc phẫu thuật đặt stent mạch vành khi ông ở độ tuổi 70. Sau khi biết bản thân mắc bệnh, Yang Zhenning tích cực tiếp nhận phương pháp điều trị khoa học mà không trì hoãn tình trạng bệnh. Khi biết rằng vấn đề về tim của mình có thể được cải thiện nhờ đặt stent tim, ông đã không ngần ngại tiến hành phẫu thuật.

Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ khi phẫu thuật, viện sĩ Yang Zhenning vẫn có sức khỏe tốt, đó là vì ông tin vào khoa học và sức mạnh của y học. Nếu bạn mù quáng tin vào các bài thuốc dân gian và không tin vào cách chữa trị của bác sĩ thì có thể khiến bệnh nặng thêm, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.

Viện sĩ Yang Zhenning cũng khuyên mọi người nếu cảm thấy khó chịu thì không nên uống thuốc bừa bãi mà phải uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì mới có thể giữ gìn sức khỏe hiệu quả hơn.

Đọc sách tốt hơn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe

Viện sĩ Yang Zhenning luôn thích đọc sách khi rảnh rỗi, vì đọc sách có thể khiến con người vui vẻ và khỏe mạnh.

Đọc sách không chỉ có thể nâng cao kiến ​​thức và chất lượng tâm lý hiệu quả mà còn giúp giao tiếp suôn sẻ hơn với người khác và có thể ngăn ngừa bệnh tật. Vì vậy, để giữ gìn sức khỏe, mọi người nên bình tĩnh và đọc sách hiệu quả hơn, điều này không chỉ nâng cao kiến ​​thức mà còn tăng cường khả năng miễn dịch và duy trì sức khỏe.

Quan hệ gia đình hòa thuận

Viện sĩ Yang Zhenning tin rằng nếu mối quan hệ gia đình của một người có thể hòa thuận thì sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và trạng thái thể chất của người đó.

Trong một gia đình, nếu vợ chồng biết thương yêu nhau, sống hòa thuận, kính già, thương trẻ thì tình cảm mới tốt đẹp. Điều này không chỉ thúc đẩy hiệu quả không khí gia đình mà còn có thể giúp mọi thành viên luôn khỏe mạnh.

Ngược lại, nếu mỗi thành viên trong gia đình hàng ngày đều bận rộn với công việc riêng, vợ chồng mâu thuẫn, thậm chí luôn gây gổ sẽ khiến mỗi người trở nên đau khổ, lo lắng, căng thẳng, từ đó ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và dễ làm tăng nguy cơ sức khỏe.

Tác giả: HOÀNG DƯƠNG

Nguồn tin: phunuphapluat.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP