Du lịch

Loài cá xưa là đặc sản tiến vua, được ví như "linh dược" 500.000đồng/kg, người nước ngoài cũng săn lùng

Trước đây, những món ăn từ cá chình là để tiến vua, giờ đây nó là đặc sản nổi tiếng được người giàu săn lùng, một con có giá vài triệu đồng.

Trong các loài cá đặc sản của Việt Nam, cá chình là loại có giá trị dinh dưỡng cao, mang đến thu nhập ổn định, được thị trường khẳng định trong thập kỷ qua. Loại cá này từng là đặc sản tiến vua nổi tiếng.

Về hình dáng, cá chình thường có màu đen, thân hình tròn lẳn, kích thước trung bình bằng cán liềm, có con to bằng cổ tay, thân dài chừng 40 - 50 cm. Đặc biệt, chúng có thể thích nghi được ở môi trường nước mặn, nước lợ và cả nước ngọt. Vào mùa mưa, nước từ đầu nguồn đổ về mang theo phù sa cũng là lúc cá chình bắt đầu xuất hiện. Còn con cá chình sống ở nước ngọt rất sợ ánh sáng, chúng chỉ hoạt động vào ban đêm và sống trong các hang đá, hốc đá.

Trong tự nhiên, có những con cá chình có kích thước "khủng"

Có nhiều loại cá chình nhưng người ta thường phân thành 2 nhóm chính là cá chình biển và cá chình nước ngọt (cá chình sông hoặc suối). Thức ăn của chúng là các loại động vật nhỏ: cá nhỏ, các động vật giáp xác (tôm nhỏ), giun nhiều tơ, mực, côn trùng sống ở tầng đáy, các loại sinh vật phù du và một số loại thực vật (rong, rêu và tảo).

Trong tự nhiên đã từng bắt được những con cá chình có kích thước "khủng". Năm 2018, một ngư dân ở Nghệ An bắt được một con cá chình cân nặng tới 15kg, dài khoảng 1m trên sông Nậm Nơn. Sau đó, chủ nhà hàng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội đã đặt mua con cá này nhưng thông tin về giá không được tiết lộ.

Trước đây, những món từ cá chình là đặc sản tiến vua

Được biết, loài cá tiến vua này xưa nay đã được xếp vào hàng đặc sản và có giá trị cao bởi có phần thịt ngọt, béo, thơm, không dai và rất tốt. Nó còn được gọi là loài cá "linh dược" vì rất tốt cho sức khoẻ của nam giới.

Theo khảo sát, trên thị trường cá chình được bán với giá lên tới 500.000 đồng/kg. Như vậy, một con cá chình nặng vài kg thì giá tiền có thể lên tới vài triệu đồng. Dù đắt đỏ nhưng loại cá này vẫn luôn đắt khách, người giàu tìm mua về thưởng thức. Cá chình có thể nướng, xào, kho, nấu canh chua, nấu cháo, lẩu… đều có mùi vị rất đặc trưng.

Theo đông y và kinh nghiệm dân gian, thịt, xương, máu và mỡ cá chình đều là dược liệu, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, khu phong, trừ thấp, sát khuẩn…

Loài cá tiến vua này xưa nay đã được xếp vào hàng đặc sản và có giá trị cao bởi có phần thịt ngọt, béo, thơm, không dai và rất tốt.

Hiện tại, sản lượng cá chình thương phẩm của nước ta chỉ khoảng vài nghìn tấn một năm. Những năm trước, có nhiều thương lái từ Hàn Quốc, Nhật Bản đã tìm đến Việt Nam mua cá thương phẩm, nhưng do nuôi chưa đủ số lượng, nhiều hợp đồng còn bỏ ngỏ.

Vì mang lại giá trị kinh tế cao nên gần đây nhiều người đã mở rộng mô hình nuôi cá chình tại nhà. Hiện ở Việt Nam có nhiều tỉnh nuôi cá chình, nhiều nhất là các tỉnh miền Tây Nam bộ như: Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bình Định…

Sau hàng chục năm mày mò nghiên cứu, nông dân Võ Tuấn Tú (55 tuổi, ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, H.Phù Mỹ, Bình Định), đem lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm. Ông chia sẻ, cá chình rất khó nuôi, vốn đầu tư lớn nên phải thực sự đam mê thì mới có thể thành công. Việc cải tạo ao, xử lý nước trong các ô nuôi cá chình, ông không dùng hóa chất, kháng sinh mà chỉ dùng công nghệ lên men vi sinh từ các nguyên liệu như mật, đường, cám gạo, nên môi trường nuôi không bị ô nhiễm

Đến nay, gia đình ông sở hữu 4 hồ nuôi cá chình mun rộng khoảng 20.000 m2. Ông nuôi từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, nặng từ 1-3 kg mới xuất bán cho các thương lái. Bình quân mỗi năm ông Tú bán khoảng 455 tấn cá chình thương phẩm, ngoài ra còn bán cá chình giống, lãi khoảng 400 triệu đồng/năm.

Nguồn tin: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP