Cháy nắng là gì?
|
Cháy nắng (bỏng nắng) gây ra bởi sự tiếp xúc trực tiếp, trong thời gian dài của da với tia cực tím từ mặt trời. Ngay cả khi trời râm, nhiều mây, bạn cũng có thể bị cháy nắng do các đám mây không thể ngăn ngừa tia cực tím tác động đến da.
Một số trường hợp bị cháy nắng do tiếp xúc quá lâu với nguồn tia cực tím phát ra từ giường nhuộm da.
Dấu hiệu cháy nắng là gì?
Sau 3-5 tiếng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn có thể xuất hiện các dấu hiêụ của cháy nắng , bao gồm:
Vùng da tiếp xúc bị đỏ lên, ban đầu đỏ nhạt sau mức độ đỏ cứ tăng dần và nặng nhất 12-24 tiếng sau tiếp xúc với tia cực tím. Sau 1-3 ngày da đỡ đỏ rồi trở nên thẫm màu và bong vảy nhẹ.
Hiểu lầm khiến da cháy nắng
Một số sản phẩm chăm sóc da
Alok Vij, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Cleveland (Mỹ), cho biết nhiều sản phẩm chống lão hóa và mụn trứng cá hoạt động bằng cách làm mỏng lớp da bên ngoài hoặc điều chỉnh việc sản xuất melanin, một sắc tố tự nhiên hoạt động như một rào cản chống nắng.
Tuy nhiên, nếu những sản phẩm này có chứa retinols hoặc vitamin A, a xít glycolic hoặc salicylic, hoặc hydroquinone, làn da có thể dễ bị tổn thương hơn bởi ánh nắng mặt trời.
Nước hoa
Bạn có tin hay không, một số loại nước hoa có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Sonia Batra, bác sĩ da liễu trên The Doctor, cho biết nước hoa có mùi thơm của hoa oải hương, tuyết tùng, hương thảo, gỗ bergamot và gỗ đàn hương thường chứa các hóa chất gây mẫn cảm, theo Reader.
Khi những mùi hương này tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chúng có thể gây kích ứng da và tăng sắc tố viêm.
Chế độ ăn uống
Thiếu hụt niacin (vitamin B3) có liên quan đến việc tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, bác sĩ Alexis nói. Thịt, nấm, đậu phộng và ngũ cốc tăng cường đặc biệt giàu chất dinh dưỡng này.
Mặt khác, các thực phẩm như chanh, cần tây và rau mùi tây có chứa một hợp chất nhạy sáng có thể dẫn đến các phản ứng giống như bị cháy nắng.
Tác giả: Anh Đào (TH)
Nguồn tin: tieudung.vn