Xã hội

Giếng Trọt Quan ở làng Ngọc Đình gắn liền với ngôi chùa Đạt linh thiêng

Lịch sử hình thành, phục dựng giếng Trọt Quan, làng Ngọc Đình, xóm Liên Sơn, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An gắn liền với ngôi chùa Đạt (Bảo Quang Tự) nằm trên đỉnh núi Động Sét.

Nằm trong Khu quần thể di tích núi Chung, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, ngôi chùa Đạt (hay còn gọi là chùa Bảo Quang) có lịch sử hình thành từ hơn 400 năm trước. Từ trung tâm ngồi chùa Đạt toả đi về các hướng có 2 giếng cổ gồm: Giếng Trọt Quan và giếng Đình, nằm cách vị trí ngôi chùa gần 500m theo đường chim bay.

Một góc làng Ngọc Đình nơi có chùa Đạt linh thiêng

Giếng cổ này có từ rất lâu đời, nằm sát các dòng sông cổ đang dần bị vùi lắng qua thời gian. Nguồn nước để người dân sinh hoạt, xây dựng chùa Đạt đều gắn liền với 2 cái giếng cổ có từ hàng trăm năm tuổi này. Minh chứng, đến những năm 1970 đến 1980 thế kỷ XX, nhiều người dân bây giờ là bậc cao niên ở quanh ngôi chùa Đạt vẫn còn dùng thùng, gàu, gánh nước từ giếng Trọt Quan về sử dụng sinh hoạt hàng ngày. Đến nay, mỗi nhà dân ở làng Ngọc Đình đều tự đào giếng cho gia đình để tiện sinh hoạt.

Do đó, giếng Trọt Quan dần bị vùi lấp, lãng quên bỏ lại theo thời gian…

Giếng cổ Trọt Quan nhìn từ trên cao

Nhân chứng đang còn sống, ông Trần Lê Văn người trong làng Ngọc Đình kể: Gốc tích được tương truyền rằng, có 4 tộc trưởng ở xung quanh giếng, sau một thời gian bị lụt lội nên các gia đình này rút lui vào bên trong chân núi.

Đến năm 1933, cụ Hậu tức là ông Trần Lê Vị được làm quan coi vùng Tổng Lâm Thịnh (bán kinh khoảng hơn 1km từ trung tâm giếng), ông đã huy động nhân dân khai lại giếng và lấy nước để ăn uống. Từ ngày đó trở đi, giếng được nhiều người dân trong vùng múc nước về dùng.

Ông Trần Văn Thức (80 tuổi, người ở làng Ngọc Đình) cho biết: Ông quan Hậu sau khi về quê vẫn tiếp tục làm quan từ 1947 đến 1954. Giếng Trọt Quan có hình thù từ trước và ông chỉ là người khơi trở lại. Mọi người thường gọi ở giếng này là khu vực Nậu Bàu, còn ở khu vực giếng Đình thì gọi là Nậu Côi – ông Thức chia sẻ.

Từ những ngày đầu năm 1990, giếng Trọt Quan sâu khoảng 3m, nước trong xanh, đường kính khoảng hơn 20m, có nhiều cọc lim đóng giữa lòng giếng. ở phía dưới có nhiều tảng đá ong, xếp thành bậc lên xuống để người dân tiện múc nước, tắm rửa và giặt đồ. Xung quanh giếng, có nhiều cây duối bao bọc để mỗi khi trẻ con hay người lớn ra khu vực giếng đều có bóng mát che chở…

Ông Trần Văn Thức

Tuy nhiên, gần 30 năm sau, đến năm 2019, giếng cơ bản đã vùi lấp do người dân trồng lúa, trồng lạc, khoai, ngô ném đất đá, rác thải xuống giếng. Khu vực giếng cỏ mọc và chỉ còn một hỏm sâu hơn ỏ dọc trọt (lạch, sông) mà thôi.

Hàng nhiều thế kỷ trước, cây đa, giếng nước sân đình là biểu tượng báu vật linh thiêng của dân tộc Việt. Chính vì vậy, Ban chỉ huy xóm Liên Sơn (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn) cùng bà con nhân dân họp bàn, phát động lễ “Toàn dân hưởng ứng khôi phục giếng Trọt Quan” vào ngày 1/9/2019.

Ngày 4/9/2019, diễn ra lễ động thổ giếng Trọt Quan do Ban chỉ huy xóm Liên Sơn đứng ra tổ chức. Ngày máy múc động thổ, thời tiết mưa to liên tục 2 ngày hai đêm không ngưng nghỉ. Sau 1 tháng động thổ, giếng đã được múc đất lên trở lại hình hài giếng như ngày trước.

Quá trình máy múc lên, có nhiều khúc gỗ lim đá hoá thành than đá, khúc gỗ lim dài nhất là hơn 2m (lũng ruột) và ngắn nhất là gần 1m. Gỗ lim đã hoá thành than cho thấy, quá trình lịch sử hình thành giếng phải ít nhất từ 300 đến 400 năm trước.

Bà con nhân dân xóm Liên Sơn ở gần giếng Trọt Quan cơ bản là làm nông nghiệp, đời sống nhân dân muôn vàn khó khăn, do đó, việc huy động đóng góp khôi phục giếng chưa được nhiều. Thế nhưng, về mặt tinh thần thì đại đa số bà con đều rất nhiệt huyết ủng hộ xây dựng.

Giếng Trọt Quan sau khi được khôi phục

Trồng cây sang và ao sen trước giờ lễ Khánh thành giếng Trọt Quan vào ngày mai 21.3

Hiện tại, việc khôi phục Giếng làng Trọt Quan cơ bản đã hoàn thành, mực nước trong giếng những ngày bình thường luôn duy trì ở mực sâu hơn 1m. Chiều sâu của giếng lên bờ hơn 6m. Giếng có 2 con rồng chầu về phía Bắc, mỗi con dài 217cm. Phía trên thành giếng có 17 đài sen, trong đó có 2 đài sen lớn được đặt trang trọng ở cột giếng. Giếng có bậc lên xuống được ghép bặng gạch nung cứng như đá xỉ.

Tác giả: QH

Nguồn tin: antt.nguoduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP