Du lịch

Đặc sản nổi tiếng Thanh Hóa, xưa đầy không ai ăn, giờ được chị em ưa chuộng, 350.000 đồng/kg

Chị Nguyễn Thanh (27 tuổi, Thanh Hóa) cho biết: “Vào khoảng tháng 5 âm lịch, thời tiết xứ Thanh bắt đầu nắng cháy da cháy thịt cũng là lúc người dân ở các vùng quê rủ nhau đi bắt cáy về làm mắm hoặc ăn".

Thanh Hóa không chỉ biết đến với hàng loạt phong cảnh đẹp, bãi biển du lịch mà còn nổi tiếng với các món ăn dẫn dã, trong đó phải kể đến mắm cáy – thứ nước chấm chỉ nơi này mới có.

Mắm cáy là loại mắm được làm từ con cáy - động vật giáp xác giống như con cua đồng, song chúng có kích thước nhỏ hơn và khi di chuyển sẽ nhanh hơn cua. Cáy có rất nhiều loại khác nhau như cáy đen, cáy lông gió, cáy đỏ... Và loại mắm được làm từ cáy màu đỏ được đánh giá là ngon nhất, còn cáy lông gió theo quan niệm dân gian thường rất độc nên không nên sử dụng làm mắm.

Con cáy - động vật giáp xác giống như con cua đồng, song chúng có kích thước nhỏ hơn và khi di chuyển sẽ nhanh hơn.

Chị Nguyễn Thanh (27 tuổi, Thanh Hóa) cho biết: “Vào khoảng tháng 5 âm lịch, thời tiết xứ Thanh bắt đầu nắng cháy da cháy thịt cũng là lúc người dân ở các vùng quê rủ nhau đi bắt cáy về làm mắm hoặc ăn.

Những con cáy được bắt về nhà rửa sạch, sau đó người dân sẽ bóc yếm, chặt đầu và cho vào cối để giã nhuyễn. Tiếp đó, phần cáy này sẽ được trộn với muối, thính và cho vào các dụng cụ làm mắm. Sau khi hoàn thành, họ cho mắm phơi nắng trong khoảng 1 tháng. Nếu trời càng nắng thì mắm sẽ càng nhanh chín và có mùi thơm vô cùng hấp dẫn”.

Khi chín mắm cáy sẽ có màu đỏ, khi vừa ngửi sẽ có mùi nồng, ngai ngái song khi ăn sẽ có mùi rất thơm, ngọt. Vì thế đây chính là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người dân xứ Thanh.

Khi chín mắm cáy sẽ có màu đỏ, khi vừa ngửi sẽ có mùi nồng, ngai ngái song khi ăn sẽ có mùi rất thơm, ngọt.

“Trong mâm cơm của người dân quê mình thường xuyên xuất hiện hình ảnh bát mắm được làm từ cáy, cạnh đó là đĩa rau muống luộc, bát cà muối xổi và đĩa thịt ba chỉ... Đặc biệt dưới tiết trời se lạnh hoặc mưa phùn, bạn chỉ cần ăn cơm nóng dưới mắm cáy sẽ cả thấy tuyệt vô cùng. Một số người bạn của mình không ăn được mắm tôm, mắm ruốc nhưng khi về Thanh Hóa thấy mắm cáy là lạ đã ăn thử. Sau đó chúng nó đã mê mệt và nói rằng không thể quên được hương vị này”, chị Nguyễn Thanh nói.

Trong mâm cơm của người dân quê mình thường xuyên xuất hiện hình ảnh bát mắm được làm từ cáy, cạnh đó là đĩa rau muống luộc, bát cà muối xổi và đĩa thịt ba chỉ...

Mắm cáy có thể sử dụng để nêm nếm vào canh nấu với 1 trong các loại rau cải hoặc hòa mắm với tỏi ớt băm nhuyễn, bột ngọt, nước chanh quậy tan đều dùng để chấm các món luộc hay món gỏi, dưa chua hoặc có thể ăn trực tiếp với cơm. Song cách sử dụng phổ biến nhất của mắm cáy là dùng làm nước chấm cho các loại sau củ quả luộc như: Rau muống, rau khoai lang, rau dền,...dưa muối, cà muối chấm mắm cáy đều ngon tuyệt.

“Ngoài các cửa hàng bán mắm ở Thanh Hóa, du khách có thể mua mắm cáy trên các trang thương mại điện tử với giá từ 300.000 – 350.000 đồng/kg”, chị Nguyễn Thanh nói.

Nguồn tin: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP