Du lịch

Đặc sản nổi tiếng Tây Nguyên, 150.000 đồng/kg nhưng rất hiếm chỗ bán, ai may mắn mới được ăn

Ở Tây nguyên, người dân trồng ca cao để xuất khẩu đi nước ngoài hoặc chế ra món hột ca cao tươi dầm đá – thứ chỉ có ở quê mình mới có. Hiện trên thị trường ca cao tươi được bán lẻ từ 120.000 – 150.000 đồng/kg nhưng hiếm chỗ bán.

Ca cao là một cây thuộc họ Trôm có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tại Việt Nam, cây ca cao được trồng ở Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ. Chúng mọc tự nhiên có thể cao tới 8-10m với lá to, nguyên, hình bầu dục nhọn. Hoa nhỏ, mọc trực tiếp trên cành to hoặc trên thân cây, ở kẽ những lá đã rụng. Hoa mẫu 5, gồm tràng màu trắng hay đỏ nhạt, 5 nhị bất thụ, 5 đôi nhị hữu thụ, bầu với 5 ngăn nối liền, vách bầu sẽ tiêu đi trong quá trình hình thành quả.

Tại Việt Nam, cây ca cao được trồng ở Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ.

Khi cây trồng được khoảng 2 năm rưỡi thì có thể cho trái, nhưng thông thường từ 3 - 4 năm, trái sau khoảng 6 tháng kể từ ngày thụ tinh thì chín và bắt đầu thu hoạch. Chị Ba Lan (29 tuổi, Đắk Lắk) cho biết: “Tùy vào vùng đất mà ca cao ra trái 1 mùa hay 2 mùa, vùng Tây Nguyên thì cây thường ra quả 1 mua duy nhất nhưng chất lượng sản phẩm được đánh giá cao nhất so với các vùng trồng ca cao.

Ca cao có hai thời điểm ra hoa đậu trái hoàng loạt đó là khoảng tháng 4 đến tháng 5 sẽ thu hoạch vào tháng 10 - 11 và hoa ra tháng 10 đến tháng 11 sẽ thu hoạch vào tháng 3 - 6. Song tuỳ vào điều kiện chăm sóc của từng gia đình, thời tiết hàng năm ở từng vùng, hoa ca cao sẽ ra sớm hoặc trễ hơn 1 tháng”.

Tùy vào vùng đất mà ca cao ra trái 1 mùa hay 2 mùa, vùng Tây Nguyên thì cây thường ra quả 1 mua duy nhất nhưng chất lượng sản phẩm được đánh giá cao nhất so với các vùng trồng ca cao.

Trái ca cao khi bắt đầu chín thì màu xanh của vỏ trái chuyển sang màu vàng rồi vàng cam. Người dân sẽ hái khi trái thật chín, không nên để quá muộn vì hạt có thể nảy mầm bên trong trái. Còn nếu hái sớm quá thì có thể làm cho năng suất thấp và chất lượng sản phẩm không cao.

“Hái xong trái, người dân quê mình sẽ tiến hành công việc đập lấy hạt bởi càng để lâu ca cao sẽ bị mất vị. Từ xa xưa, thế giới đã dùng hạt ca cao để lên men thành bột ca cao, thành bột sô-cô-la. Còn tại Tây nguyên, người ta trồng ca cao để xuất khẩu đi nước ngoài hoặc chế ra món hột ca cao tươi dầm đá – thứ chỉ có ở quê mình mới có. Hiện trên thị trường ca cao tươi được bán lẻ từ 120.000 – 150.000 đồng/kg nhưng hiếm chỗ bán”, chị Ba Lan nói.

Tại Tây nguyên, người ta trồng ca cao để xuất khẩu đi nước ngoài hoặc chế ra món hột ca cao tươi dầm đá – thứ chỉ có ở quê mình mới có.

Cũng theo chị Ba Lan, để chế biến ca cao tuoi dầm đá không cần phải chế biến cầu kỳ. Theo đó, ai không ưa ngọt thì lựa trái vỏ vàng, ai ưa ngọt vừa thì lựa trái vỏ đỏ. Trái ca cao cắt ngang, móc hết hột, lấy luôn lớp thịt (kế lớp vỏ) rồi trộn với đường, đá nhuyễn. Nếu thích ngọt và béo hơn, cho thêm miếng sữa đặc có đường. Khi trộn đều lên, bạn sẽ ngửi thấy một mùi rất thơm, thoảng chút nồng của nhựa tươi.

Phần cơm ngoài của hột ăn ngọt, dai dai, hơi dính răng. Bạn phải vừa ăn vừa nhả hột, tương tự như ăn bình bát vậy. Hột sau đó đem phơi khô, rang lên rồi xay mịn là bạn có luôn bột cacao nguyên chất. Món cacao dầm đá này thường được chị em yêu thích, nhất là khi ngồi đọc báo, xem tivi vừa nhấm nháp vị ngọt và mát của ly cacao.

Nguồn tin: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

  Từ khóa: đặc sản ,ca cao ,tây nguyên

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP