Kết quả giám nghiệm cho thấy nạn nhân bị đánh mạnh vào đầu, hộp sọ xuất hiện lỗ lớn và một số bộ phận cơ thể không còn nguyên vẹn. Dấu vết của hung thủ không được tìm thấy tại hiện trường.
Người giúp việc uống thuốc tự tử
Tháng 6/1932, cảnh sát bắt đầu nghi ngờ những người thân cận, người làm của gia đình đại tá Lindbergh. Trong số đó có người giúp việc tên Violet Sharp.
Người này đưa ra lời khai mâu thuẫn về nơi ở của mình vào đêm đứa bé bị bắt cóc.
Violet Sharp đã uống thuốc tự tử vào ngày 10/6 năm đó, trước buổi thẩm vấn lần thứ 4. Vào thời điểm đó, các điều tra viên, cảnh sát đã bị chỉ trích vì được cho là đã sử dụng chiến thuật nghiệp vụ “nặng nề”, gây áp lực lên nghi phạm.
Sau cái chết của nữ giúp việc, John Condon (người tình nguyện làm trung gian giữa bọn bắt cóc với gia đình Lindbergh) cũng bị cảnh sát thẩm vấn. Họ lục soát căn nhà của Condon, nhưng không tìm thấy bất kỳ manh mối nào.
Đại tá Charles Lindbergh luôn tin tưởng và bên cạnh Condon trong thời gian này.
Sau khi phát hiện thi thể của đứa trẻ, tiến sĩ Condon vẫn tham gia điều tra vụ án. Ông nhận được nhiều lời chỉ trích của dư luận và trở thành kẻ đáng nghi số 1.
Trong vòng 2 năm, ông thường xuyên tới các sở cảnh sát để nghe ngóng tình hình và hứa sẽ tìm ra "John".
Tiến sĩ Condon kể lại rằng có lần khi đang trên xe buýt, ông đột nhiên nhìn thấy “John” nhưng tên đó nhanh chóng lẩn trốn. Condon cũng bị chỉ trích khi đồng ý xuất hiện trong một một vở kịch mô phỏng lại vụ bắt cóc.
Dấu vết đầu tiên
Ngày 5/4/1933, Mỹ tuyên bố bãi bỏ chế độ kim bản vị, thu hồi hết các giấy bạc có ấn vàng để đổi thành giấy bạc mới không có vàng. Động thái này là cơ hội quý báu để tìm ra manh mối của hung thủ.
Sau gần 2 năm, ngày 18/9/1934, một nhân viên ngân hàng ở Manhattan nhận được một tờ 10 USD có ấn vàng với hàng chữ "4U-13-41 NY" viết bằng chì ở rìa. Vì loại tiền này đã không còn được lưu hành và nhận ra hàng chữ giống như số xe nên nhân viên ngân hàng điện thoại ngay cho cảnh sát.
Nhóm điều tra lập tức lật lại các hồ sơ và tìm ra chủ xe là Bruno Richard Hauptmann, một thợ mộc người Đức nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.
Hauptmann bị bắt giữ với một tờ giấy bạc 20 USD có ấn vàng trong ví, tờ này có số serie nằm trong số tiền chuộc đã trao. Trong gara ôtô, cảnh sát phát hiện hơn 14.000 USD, tất cả đều nằm trong số những tờ bạc được dùng để trả tiền chuộc.
Hauptmann đã bị bắt và thẩm vấn. Hauptmann khai số tiền này là của đối tác kinh doanh Isidor Fisch. Fisch đã chết vào ngày 29/3/1934, ngay sau khi trở về Đức.
Sau cái chết của Fisch, Hauptmann tình cờ phát hiện chiếc hộp chứa khoản tiền đáng kể mà Fisch để lại. Hắn bắt đầu dùng số tiền vì cho rằng Fisch còn nợ hắn một khoản.
Hauptmann luôn phủ nhận bất kỳ liên quan nào đến tội ác và cả việc số tiền ở trong nhà là từ tiền chuộc.
Trong cuộc bố ráp căn hộ của Hauptman, cảnh sát phát hiện khá nhiều bằng chứng cho tội ác của hắn. Thứ nhất, họ tìm thấy một cuốn sổ tay chứa bản phác thảo cái thang giống như đã được tìm thấy tại nhà Lindbergh.
Bên cạnh đó, số điện thoại của tiến sĩ John Condon, cùng với địa chỉ của ông, được viết rõ ràng lên tường. Quan trọng hơn, cảnh sát thu được những thanh thang trong xưởng gỗ cũ của Hauptman.
Sau khi cokiểm tra, chuyên gia khẳng định đó chính là loại gỗ, các chi tiết của chiếc thang được tìm thấy tại hiện trường.
Người đàn ông bị tử hình bằng ghế điện
Phiên tòa xét xử Hauptmann bắt đầu hôm 3/1/1935 và kéo dài 5 tuần. Hauptman bị kết tội có liên quan đến vụ bắt cóc và giết hại bé Charles.
Vào 13/2/1935, bồi thẩm đoàn tuyên án Hauptmann phạm tội giết người ở mức độ nghiêm trọng nhất, bác bỏ đơn kháng cáo. Hauptmann bị tử hình bằng ghế điện vào ngày 3/4/1936, tại nhà tù tiểu bang New Jersey ở Flemington.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian từ khi bị bắt cho đến khi bị hành hình, hắn vẫn một mực phủ nhận tội ác. Vụ án kết thúc, song cho đến ngày nay vẫn còn nhiều giả thiết, những bí ẩn xung quanh vụ bắt cóc chưa thể giải đáp.
Tác giả bài viết: Trà My
Nguồn tin: