Ngày 24/5, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết vừa ghi nhận trường hợp bà Thơm (52 tuổi, ở quận Gò Vấp) tử vong do chó dại cắn.
Theo bác sĩ Lê Hồng Nga, khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, cho biết bà Thơm bị chó dại cắn nhưng không đi tiêm phòng. Vài ngày sau con chó chết. Nạn nhân bị bệnh dại ủ trong người hơn một tháng rồi tử vong. Đây là bệnh nhân đầu tiên từ năm 2010 đến nay tử vong vì chó dại cắn tại TP.HCM.
Sau khi tiếp nhận sự việc, Trung tâm y tế dự phòng đã tiến hành lập danh sách những người có tiếp xúc nguy cơ với con chó bị bệnh (bị chó cắn, cào, liếm) để hướng dẫn tiêm phòng dại.
Cơ sở y tế này cũng phối hợp với Chi cục Thú y TP.HCM điều tra tình trạng tiêm chủng của đàn chó trong khu vực xảy ra vụ việc.
“Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao. Thời gian ủ bệnh từ vài tuần đến hàng năm tùy theo vị trí vết cắn”, bác sĩ Nga nhấn mạnh.
Vì vậy, người dân nên tiêm phòng dại định kỳ cho vật nuôi. Nếu chó bị bệnh, chết không rõ nguyên nhân, người dân cần liên hệ cơ quan thú y để được hướng dẫn cách xử lý.
Người bị chó cắn, cào, liếm trên vùng da bị trầy xước cần rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng; sát trùng bằng dung dịch povidin; sau đó đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Đặc biệt, gia đình cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe con chó trong vòng 15 ngày kể từ khi bị cắn. Nếu con chó bị bệnh, mất tích hoặc chết cần thông báo ngay cho cơ sở tiêm phòng dại để được tư vấn.
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại.
Theo bác sĩ Lê Hồng Nga, khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, cho biết bà Thơm bị chó dại cắn nhưng không đi tiêm phòng. Vài ngày sau con chó chết. Nạn nhân bị bệnh dại ủ trong người hơn một tháng rồi tử vong. Đây là bệnh nhân đầu tiên từ năm 2010 đến nay tử vong vì chó dại cắn tại TP.HCM.
Sau khi tiếp nhận sự việc, Trung tâm y tế dự phòng đã tiến hành lập danh sách những người có tiếp xúc nguy cơ với con chó bị bệnh (bị chó cắn, cào, liếm) để hướng dẫn tiêm phòng dại.
Cơ sở y tế này cũng phối hợp với Chi cục Thú y TP.HCM điều tra tình trạng tiêm chủng của đàn chó trong khu vực xảy ra vụ việc.
“Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao. Thời gian ủ bệnh từ vài tuần đến hàng năm tùy theo vị trí vết cắn”, bác sĩ Nga nhấn mạnh.
Vì vậy, người dân nên tiêm phòng dại định kỳ cho vật nuôi. Nếu chó bị bệnh, chết không rõ nguyên nhân, người dân cần liên hệ cơ quan thú y để được hướng dẫn cách xử lý.
Người bị chó cắn, cào, liếm trên vùng da bị trầy xước cần rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng; sát trùng bằng dung dịch povidin; sau đó đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Đặc biệt, gia đình cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe con chó trong vòng 15 ngày kể từ khi bị cắn. Nếu con chó bị bệnh, mất tích hoặc chết cần thông báo ngay cho cơ sở tiêm phòng dại để được tư vấn.
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại.
Tác giả bài viết: Khánh Trung
Nguồn tin: