Thế giới

Donald Trump muốn lấy lại danh hiệu “Made in America”

Khi bàn đến chuyện tạo việc làm và tháo gỡ các vấn đề của nền kinh tế, tôi là vị chuyên gia duy nhất không chỉ nói “lý thuyết”.

Obamacare “làm chúng ta lâm bệnh”
Donald Trump: Tôi không chống lại nhập cư
Donald Trump: Truyền thông “thích” căm ghét tôi
Donald Trump - nước Mỹ nhìn từ bên trong - Kỳ 1: Tôi sẽ khiến nước Mỹ hùng mạnh trở lại


Tôi nói theo lẽ thường và dựa trên hiện thực thực tế học được từ “trường đời”. Tôi đã kinh qua hết thảy, đã chịu đựng nghịch cảnh, đã lâm vào nợ nần, đã chống trả và quay lại dẫn đầu, và trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết.

Trong suốt cuộc suy thoái năm 1990, rất nhiều bạn bè tôi đã phá sản và không bao giờ hồi phục nổi. Tôi chưa bao giờ phá sản. Tôi đã sống sót và học được rất nhiều về cách đối phó với một giai đoạn xấu.

Đất nước chúng ta đang trải qua một giai đoạn xấu, tôi hiểu điều đó và tôi biết làm thế nào để giải quyết điều đó.

Sửa lại hệ thống đã hỏng

Ngay lúc này, đất nước này đang lâm vào rắc rối tài chính nghiêm trọng. Nợ công của chúng ta đang hơn 19.000 tỉ đôla, và chúng ta đang sắp đạt mức 20.000 tỉ đôla.

Ngay cả những nhà kinh tế học phóng khoáng nhất cũng cảnh báo rằng khi chúng ta vượt qua ngưỡng nợ 20.000 tỉ đôla, chúng ta sẽ lâm vào rắc rối lớn, rất lớn.

Đó là khi hệ thống tài chính của chúng ta ngã thẳng cẳng, làm giảm bớt năng lực vay của chúng ta, cũng như nâng phí tổn trả lãi đối với khoản nợ của chúng ta.

Đó là khi chúng ta sẽ mất tính khả tín trong thị trường thế giới. Trong một năm qua, Hoa Kỳ đã luôn là quốc gia duy trì sự ổn định về tài chính trong khi châu Âu và châu Á loạng choạng.

Khoản nợ của chúng ta là một gánh nặng nguy hiểm phải mang theo. Có một số lượng rất lớn người Mỹ không tham gia vào sự tăng phát triển kinh tế trong năm qua cũng như trong cả 20 năm qua.

Họ đang bị buộc phải cầm cố giấc mơ của họ - giấc mơ Mỹ - chỉ để duy trì cuộc sống hiện tại. Họ không có hoặc có rất ít cơ hội tiến về phía trước.

Đây là một trường hợp cho thấy hệ thống của chúng ta đã hỏng và chúng ta cần sửa nó. Chúng ta phải làm điều gì đó để thay đổi cách làm chính sách và chúng ta phải bắt đầu ngay bây giờ. Chúng ta cần người hiểu mức độ của vấn đề và biết cách xoay đầu “con thuyền nhà nước”.

Chúng ta cần tài lãnh đạo!

Người Mỹ muốn làm việc

Để giải quyết vấn đề kinh tế tổng thể của chúng ta, chúng ta phải bắt đầu tái xây dựng các ngành công nghiệp nhằm đáp ứng thách thức từ những đối thủ cạnh tranh nước ngoài và để tạo ra việc làm thật sự.

Các số liệu của chính phủ được sửa soạn để trông rất tích cực, song trong cuộc sống thực tình hình tồi tệ hơn nhiều.

Khi bạn nhìn vào tình hình thất nghiệp, có hai biến số rất quan trọng. Một là tỉ lệ phần trăm những người bỏ cuộc và bị loại khỏi thị trường lao động, họ không được tính vào những mẫu thống kê thất nghiệp.

Cái - gọi - là tỉ lệ tham gia lao động của chúng ta, những người đã tham gia thị trường lao động đang ở mức thấp nhất trong gần 40 năm trở lại đây.

Tỉ lệ này chưa từng thấp như thế kể từ khi tổng thống Jimmy Carter điều hành đất nước, và ông từng lãnh đạo vào thời kỳ lạm phát hình xoáy ốc mà lãi suất vượt quá 20%.

Khi bạn tính gộp số lượng lớn những người chủ lao động đang thuê số nhân lực dưới khả năng của họ, tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng vọt lên mức mười mấy hoặc thậm chí 20%.

Tôi biết nhiều bộ óc tài chính thông thái đang chất vấn chính phủ về kết quả đánh giá thị trường việc làm và những số liệu mà chính phủ đưa ra.

Trong cuộc sống thường nhật, nhìn vào bạn bè và hàng xóm, chúng ta thấy rằng thị trường lao động vẫn đầy rắc rối, trong bối cảnh “giảm quy mô doanh nghiệp” vẫn tiếp tục là cụm từ gây phấn khích phổ biến cho những tập đoàn đang tìm cách nâng giá cổ phiếu của họ.

Chúng ta không chỉ mất công ăn việc làm vào tay các quốc gia khác. Chúng ta còn đang tận mắt chứng kiến một số ngành bị bốc hơi hoàn toàn khỏi biên giới. Người Mỹ muốn làm việc.

Chúng ta có những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tuyệt vời ở đất nước này. Vấn đề ở chỗ khi người trẻ tìm kiếm công việc tử tế đầu tiên của họ, hay những người mất việc tìm kiếm công việc mới, thì họ chẳng thể tìm được việc gì.

Công ăn việc làm không còn nữa. Chúng đã biến mất!

Kiếm lại việc làm đã mất

Khi các sản phẩm của tôi được làm tại Trung Quốc hay Mexico hay những quốc gia khác, vài người đã công kích tôi vì đã mau mồm than phiền về những quốc gia này trong lúc chính tôi có sản phẩm làm tại những nơi đó. Câu trả lời của tôi: Tôi là người thực tế. Tôi là người cạnh tranh.

Khi tôi theo đuổi một hợp đồng kinh doanh, tôi sẽ có được hợp đồng tốt nhất. Nhưng chúng ta cần thay đổi môi trường kinh doanh sao cho những nhà sản xuất có thể kiếm được hợp đồng tốt nhất ngay tại đây, trên đất Mỹ. Hiện tại mọi việc không diễn ra như thế.

Chúng ta cần những điều luật ưu tiên thuế và hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp Mỹ để khuyến khích họ sáng tạo công nghệ mới, và để tái chuyển hướng dây chuyền sản xuất của họ về lại quê nhà.

Vậy làm thế nào chúng ta kiếm lại được những việc làm đã mất vào tay quốc gia khác? Câu trả lời: Bắt đầu bằng việc đàm phán những thỏa thuận thương mại tốt hơn với những đối tác “thân thiện” của chúng ta.

Chúng ta phải mang được về những công ăn việc làm từ những nơi như Trung Quốc, Nhật Bản và Mexico. Chúng ta phải đứng dậy và phải cứng rắn. Bằng quá nhiều cách, chúng ta đang để xổng thị trường to lớn nhất thế giới: người tiêu dùng Mỹ.

Chúng ta đều biết lực lượng lao động Mỹ là tốt nhất. Chúng ta chỉ cần cho phép họ cạnh tranh. Nhưng chúng ta lại chỉ ngồi đây trong lúc đang bị đánh bại ở những thỏa thuận thương mại.

Trong các công ty của tôi, chúng tôi đấu tranh cho từng thương vụ. Chúng tôi đấu tranh để đạt được giá tốt nhất khi mua vật tư vệ sinh công nghiệp cho các nhà hàng, và giá tốt nhất cho việc in ấn nhãn trên những chai rượu vang của chúng tôi.

Tôi tranh đấu vì người của mình mỗi ngày. Giờ tôi đang tranh đấu vì nước Mỹ. Tất cả những gì cần làm là giữ cam kết chiến thắng và khiến cho dòng chữ “Made in America” (Sản xuất tại Mỹ) trở thành một danh hiệu như nó đã từng.

Không thể mất hợp đồng thêm nữa

Gần đây, Ford vừa thông báo đang xây dựng một nhà máy 2,5 tỉ đôla ở Mexico. Nabisco đang di dời một nhà máy lớn từ Chicago đến Mexico.

Một công ty xe hơi Đức đã chuẩn bị sẵn sàng xây dựng một nhà máy ở Tennessee, nhưng rồi họ thay đổi ý định và đang xây nhà máy tại Mexico.

Làm thế nào điều này xảy ra được? Bao nhiêu việc làm tốt chúng ta đã mất chỉ tính trong hai hợp đồng đó? Bao nhiêu hợp đồng như thế đã vuột khỏi tay chúng ta mà thậm chí chúng ta còn không nhận ra? Hàng trăm, có lẽ thậm chí cả hàng ngàn, nhưng không thể thêm nữa!


“Make America great again” (Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại) là khẩu hiệu tranh cử của Donald Trump. Khẩu hiệu này hiện diện trên tất cả các sản phẩm quảng bá tranh cử cho Trump như áo, mũ, pano, apphich..., trong đó Trump luôn đội chiếc mũ đỏ với dòng chữ này (ảnh).

Tuy nhiên, trên mạng xuất hiện những chiếc mũ này nhưng ghi là “Sản xuất tại Trung Quốc”. Bộ máy tranh cử của Trump khẳng định loại mũ này sản xuất tại Los Angeles, nếu có loại “mũ Trung Quốc” đó thì là hàng nhái.

Trump nói với Hãng AP: “Tôi đã trả giá tốt để có mũ đó. Nếu nó không sản xuất tại Mỹ, tôi sẽ kiện”.


__________

Ngay sau khi Tổng thống Obama đến Hàng Châu phải xuống Air Force One bằng cửa sau máy bay vì Trung Quốc nói là lý do an ninh, đồng thời nhân viên an ninh Trung Quốc mắng nhân viên Mỹ đi theo, Trump đã tuyên bố: “Nếu tôi làm tổng thống, tôi sẽ chấm dứt việc nước Mỹ bị Trung Quốc làm nhục”. Chấm dứt bằng cách nào?

Tác giả bài viết: Donald Trump - Đỗ Trí Vương dịch

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP