Xe

Vì sao hộp đen được sơn màu cam và 6 sự thật bất ngờ khác về bộ phận không thể thiếu trên máy bay này

Hộp đen là chìa khoá giải mã cho những bí ẩn đằng sau một vụ tai nạn máy bay.

Trong những vụ tai nạn máy bay, hộp đen là một khái niệm được nhiều người nhắc đến bởi nó chứa đựng những thông tin quan trọng có thể hé lộ nguyên nhân một chiếc máy bay gặp nạn. Tuy nhiên, có thể có rất nhiều điều về hộp đen mà bạn chưa biết.

1. Hộp đen không có màu đen

Khi nghe tên đến khái niệm hộp đen, nhiều người sẽ nghĩ đến ngay việc nó mang màu đen. Thế nhưng, thực tế thì hộp đen lại có màu da cam. Theo ABC News, màu da cam là một trong ba màu thường được sử dụng trong lĩnh vực hàng không hoặc kĩ thuật để dễ dàng phân biệt một vật thể với môi trường xung quanh chúng.

2. Hộp đen bao gồm hai thành phần

Một hộp đen được cấu thành lên từ hai thiết bị: thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) và một thiết bị ghi âm thanh buồng lái (CVR). Hai thành phần này đều bắt buộc phải có trên bất kì chuyến bay thương mại nào và thường được đặt ở vị trí đuôi máy bay, nơi có tỷ lệ “sống sót” cao nhất trong trường hợp có tai nạn xảy đến. FDR được dùng để ghi lại các thông tin như tốc độ gió, độ cao hay dòng chảy nhiên liệu. Các phiên bản ban đầu của FDR sử dụng dây điện để mã hoá dữ liệu, trong khi đó phiên bản hiện đại của nó lại sử dụng bảng mạnh nhớ thể rắn. Trên máy bay lớn, các bảng mạch nhớ này có thể ghi nhớ trên 700 thông số.

3. Được phát minh bởi một người Úc

Cha của Giáo sư David Warren thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay Bass Strait vào năm 1934 khi David mới chín tuổi. Vào đầu những năm 50 thế kỉ trước, giáo sư David nảy ra ý tưởng một một đơn vị có thể ghi dữ liệu chuyến bay và các âm thanh trong buồng lái, quá đó giúp các nhà phân tích tìm ra được lý do một chuyến bay gặp nạn.

Tới năm 1956, ông công bố một bản mẫu của thiết bị di thông tin chuyến bay mang tên gọi “Đơn vụ bộ nhớ chuyến bay ARL”. Dù vậy, mãi phải tới 5 năm sau, phát minh của ông mới thu hút được sự chú ý và cuối cùng đã được đưa vào sản xuất tại Anh và Mỹ. Úc là quốc gia đầu tiên yêu cầu hộp đen là một thiết bị bắt buộc trên chuyến bay.

4. Hộp đen chỉ lưu lại được 2 giờ hội thoại trong buồng lái

Thiết bị lưu điện tử có thể lưu trữ được 25 giờ dữ liệu bay thế nhưng lại chỉ lưu trữ được 2 giờ hội thoại trong buồng lái. CVR sẽ ghi lại các đoạn nói chuyện giữa tổ lái, các đoạn tương tác với kiểm soát không lưu và âm thanh nền cũng có thể mang lại gợi ý về những gì đã diễn ra trước khi máy bay gặp nạn. Trước đó phiên bản băng từ của CVR chỉ ghi lại được 30 phút âm thanh đơn thuần. Các đoạn âm thanh mới sẽ được ghi đè lên các đoạn âm thanh cũ.

5. Tìm kiếm hộp đen có thể tốn một khoảng thời gian dài

Hộp đen được trang bị một thiết bị phát tín hiệu dưới dưới có thể phát đi xung nhịp khi cảm biến chạm nước. Ở độ sâu tối đa 4 km, hộp đen vẫn có thể phát tín hiệu mỗi giây một lần trong 30 ngày trước khi pin cạn. Việc tìm kiếm hộp đen có thể không dễ dàng. Trong vị máy bat 447 của Air France gặp nạn ở Đại Tây Dương, đội tìm kiếm phải mất tới hai năm mới có thể tìm thấy và đưa lên khỏi mặt nước hộp đen của nó với những thông tin quý giá đi kèm.

6. Hộp đen gần như không thể bị phá huỷ

FDR thường được phủ hai lớp bằng titanium hoặc thép không gỉ và nó có thể chịu đựng được những thử thách cực kì khắc nghiệt. Đốt lửa 1.100 độ C, ngâm trong bể nước mặn có áp suất, nhiên liệu máy bay, bắn từ nòng pháo, gắn cùng một vật nặng 227 kg và thả từ độ cao 3 mét… là một số thử nghiệm được áp dụng lên hộp đen nhưng không thể phá huỷ được nó.

8. Hộp đen… không mạnh bằng điện thoại của bạn

Sau sự việt xảy ra với MH370, các chuyên gia nhận định đã đến lúc cập nhật phương pháp dữ kiệu chuyến bay được ghi lại. Trong khi hành khách có thể dễ dàng nhắn tin, stream video hay lướt Internet bằng điện thoại thì hộp đen trên máy bay lại không thể tương tác với thế giới trong thời gian thực. Dù vậy, băng thông cần thiết để trao đổi một lượng lớn thông tin từ máy bay là một rào cản lớn về mặt công nghệ.

Tác giả: Lê Nam Khánh

Nguồn tin: saostar.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP