Số hóa

Vì sao Apple muốn làm ra smartphone khó sửa chữa?

Các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đang dần xem nhẹ những tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đối với các sản phẩm của họ.

Các tập đoàn công nghệ cao nổi tiếng đang lợi dụng sức ảnh hưởng khổng lồ của họ để chống lại làn sóng sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường

Xét theo giá trị vốn hóa trên thị trường hiện nay, Apple hiện là tập đoàn công nghệ lớn nhất, lợi nhuận của tập đoàn chủ yếu kiếm được từ những sản phẩm smartphone đời mới.

Apple hiện là tập đoàn công nghệ lớn nhất hành tinh. Ảnh: Getty.

2015 là năm ăn nên làm ra nhất của Apple khi công ty bán ra được 231,5 triệu chiếc smartphone. Bất chấp việc lợi nhuận của tập đoàn có khả năng giảm dần theo thời gian, doanh số bán ra của iPhone vẫn chiếm tới hơn 50% lợi nhuận chính của Apple.

Một trong những lý do giúp Apple trở thành tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới chính nhờ tâm lý dễ dàng vứt bỏ của người dùng và văn hóa không sử dụng nguyên liệu tái chế của Apple. Pin iPhone thường có tuổi thọ không được lâu bền và nhiều mẫu pin mới hiện đại hơn luôn được tung ra hàng tháng.

Các tổ chức hành động vì cộng đồng tố cáo Apple không chịu sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường vốn có tác dụng kéo dài tuổi thọ thiết bị và có khả năng tái chế để trục lợi triệt để từ những tín đồ nhà Táo.

iPhone: Biểu tượng của lãng phí tài nguyên

Không chỉ mỗi Apple không chịu tìm ra cách cắt giảm lượng sản phẩm bán ra và bảo vệ môi trường, nhưng trong tiềm thức của các tổ chức vì cộng đồng, iPhone chính là biểu tượng của sự lãng phí tài nguyên môi trường trầm trọng.

Apple thiết kế các thiết bị của họ rất khó để sửa chữa bằng việc sử dụng loại ốc vít phân phối độc quyền để ghép các cấu trúc khối phức tạp mà chỉ có những chuyên gia nội bộ mới biết cách mở, sửa chữa. Kết cấu pin trong các thiết bị của Apple hầu như không thể bị thay thế, Apple đính chặt chúng với các bộ phận quan trọng khác trong thiết bị và đặt pin ở lớp sâu nhất.

Các loại pin trong những thiết bị di động thường rất khó thay thế. Ảnh: The Verge.

Thay vì cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị hỏng hóc cho người dùng, Apple khuyến khích họ loại bỏ sản phẩm cũ và mua mới trong vòng từ 18 - 24 tháng.

Theo tổ chức Repair Association, Apple cùng với HP và nhiều tập đoàn công nghệ khác đã sử dụng sức ảnh hưởng khổng lồ của họ lên các tổ chức bảo về môi trường nhằm loại bỏ việc sản xuất các vật liệu thân thiện với môi trường. Hơn nữa, các tập đoàn này bỏ qua mọi tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, họ tự tiện dán nhãn đạt chuẩn vàng trên mọi sản phẩm sắp tung ra thị trường và bỏ qua các vấn đề thiết yếu như khả năng tái sử dụng và sửa chữa được.

“Trong nội bộ các tập đoàn công nghệ kể trên, đội ngũ phụ trách mảng môi trường thường bị kiềm hãm chức năng. Nực cười thay, công việc của họ là đảm bảo tập đoàn đó sản xuất nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, nhưng họ lại được bảo là không được làm bất cứ chuyện gì ngáng đường công ty”, Kyle Wiens, CEO của iFixit và thành viên hội đồng Repair Association chia sẻ.

Các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường được quản lý bởi Hội đồng Green Electronics và giám sát bởi tổ chức Electronic Product Enviromental Assessment Tool (EPEAT).

Nực cười thay, công việc của họ là đảm bảo tập đoàn đó sản xuất nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, nhưng họ không được làm bất cứ chuyện gì ngáng đường công ty

- Kyle Wiens, CEO của iFixit và thành viên hội đồng Repair Association

Theo The Verge, Apple đã từng tuyên bố rằng sẽ cố gắng tìm cách cải thiện tính bền vững của thiết bị, nhưng tập đoàn này lại giữ bí mật về quy trình hoàn thiện sản phẩm với tất cả các bộ phận nội bộ ngoại trừ bên chịu trách nhiệm sản xuất.

“Thiết kế có khả năng tùy biến tích hợp mức độ cao cho phép chúng tôi tạo ra những thiết bị không những nhỏ gọn mà còn mạnh mẽ, hơn nữa chúng có độ bền rất tốt và tuổi thọ lên tới nhiều năm. Khi người dùng có nhu cầu sửa chữa sản phẩm, nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng, độ an toàn và tính bảo mật của thiết bị một cách triệt để cho người sử dụng.

Apple tuyên bố suông là sẽ cải thiện độ thân thiện môi trường của sản phẩm. Ảnh: The Verge.

Đồng thời, bộ phận này cũng tiếp nhận các sản phẩm hết hạn sử dụng để đưa đi tái chế. Hơn nữa, chúng tôi sẽ là những người tiên phong trong việc tạo ra một chuỗi cung ứng sản phẩm khép kín sử dụng hoàn toàn nguyên vật liệu tái chế nhằm cắt giảm nguồn khoáng sản lãng phí ”, Apple chia sẻ.

Tuy nhiên, dường như tất cả những gì Apple tuyên bố đều là lời nói suông. Trong một vài buổi tọa đàm về vấn đề sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, một bên là các tổ chức phi chính phủ, bên còn lại là những tập đoàn công nghệ chiếm tới 41% thành phần tham dự, 28% là các tập đoàn khác và 7% đại diện cho công chúng.

Chính vì thế, bên phía các tập đoàn công nghệ lúc nào cũng giành được số phiếu cao nhất, kể cả khi họ buộc phải loại bỏ nhiều giải pháp bảo vệ môi trường nhưng ảnh hưởng tới lợi nhuận của cả tập đoàn.

“Tôi không bao giờ tham dự vào các buổi tọa đàm này hay bỏ phiếu ủng hộ nữa”, Sarah Westervelt, giám đốc Basel Action Network, một tổ chức phi lợi nhuận chống đối việc xuất khẩu rác thải công nghiệp độc hại tới các nước đang phát triển.

Vì sao các hãng điện thoại không muốn tái sử dụng?

Lý do trọng tâm của vấn đề trên một phần là vì các tập đoàn công nghệ không muốn tạo ra thêm các tiêu chuẩn rắc rối khác đối với các sản phẩm của họ.

Bên cạnh đó, khả năng đơn hàng từ các tổ chức lớn, chính quyền bị hủy bỏ là khá cao vì tất cả các sản phẩm trước khi tung ra thị trường phải được dán nhãn màu xanh lá đúng chuẩn của EPEAT. Chỉnh sửa, thêm vào một vài điều khác với tiêu chuẩn vốn có vô hình chung làm cho việc dán nhãn đạt chuẩn cho sản phẩm khó khăn hơn.

“Chính quyền liên bang Mỹ là khách hàng lớn nhất đối với các tập đoàn công nghệ, nên họ thường không mạo hiểm để vụt mất hợp đồng béo bở này”, Wien phát biểu.

Họ luôn tìm cách 'lách luật'

Theo tổ chức Repair Association, dòng sản phẩm MacBook Pro của Apple luôn tích hợp khả năng nâng cấp và sửa chữa dễ dàng. Tuy nhiên, mẫu Retina MacBook Pro 2012 lại trang bị loại ổ cứng SSD độc quyền, thanh RAM không thể nâng cấp và cục pin Lithi-Ion đính chặt sâu trong thiết bị.

Buồn cười thay, sản phẩm này lại được dán nhãn màu vàng, tiêu chuẩn cao nhất của sản phẩm thân thiện môi trường theo EPEAT.

Việc thay đổi tiêu chuẩn vốn có của sản phẩm như làm cho cục pin dễ dàng tháo bỏ và thay thế đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng sẽ sụt giảm nghiêm trọng vì người dùng sẽ không chịu thay mới sản phẩm.

Đó là lý do tại sao các tập đoàn công nghệ cao luôn ra sức sửa đổi “luật sửa chữa sản phẩm” nhằm không cho phép người dùng có quyền được tự sửa chửa, điều chỉnh sản phẩm của chính họ. Đối với ngành công nghiệp sản xuất iPhone, nếu điều luật trên vẫn được giữ nguyên, nó sẽ giúp bảo vệ môi trường bằng cách kéo giãn tuổi thọ của thiết bị di động.

Các tập đoàn công nghệ lớn ra sức thao túng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Ảnh: The Verge.

Những sản phẩm di động hết hạn sử dụng hoặc bị vứt bỏ đi sẽ trở thành rác thải công nghiệp độc hại, gây nên những thảm họa môi trường khó lường trước.

“Rác thải độc hại thường không được xử lý đúng cách ở các cơ sở sản xuất nên xung quanh khu vực này, môi trường bị ảnh hưởng trầm trọng. Hiện giờ vẫn chưa có một quy chuẩn thích hợp để xử lý rác thải đối với những cơ sở sản xuất thiết bị công nghệ cao trên thế giới, như Trung Quốc chẳng hạn. Chính vì thế, giải pháp tối ưu là tìm ra cách kéo dài tuổi thọ của thiết bị”, Wiens nói.

Các nhà sản xuất nghĩ rằng, nếu như pin có thể dễ dàng tháo lắp và thay thế, thì người dùng sẽ không còn muốn nâng cấp thiết bị nữa.

“Người ta có thể dán mác màu vàng đạt chuẩn bảo vệ môi trường lên sản phẩm, nhưng vẫn tích hợp trong đó loại pin cố định. Thay vì chế tạo ra sản phẩm tốt hơn, xứng đáng với dấu chứng nhận ấy, thì các nhà sản xuất cố ý phớt lờ đi quy định và tự ý làm theo ý họ, tất cả vì lợi nhuận”, Wiens chia sẻ.

Thiếu niên ở Mỹ sửa iPhone trong dịp hè có thu nhập khủng Học sinh ở Mỹ tận dụng kì nghỉ hè vận hành công việc sửa chữa iPhone có thu nhập hơn 20.000 USD

Tác giả: Anh Thi

Nguồn tin: zing.vn

  Từ khóa: phụ kiện ,Apple ,sửa chữa

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP