Kinh tế

Trước khi giàu có, hóa ra 6 tỷ phú thế giới của Việt Nam làm nghề này

Để có được khối tài sản lớn như hôm nay, các tỷ phú của Việt Nam trải qua hành trình khởi nghiệp vất vả với nhiều công việc khác nhau.

Trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới 2021 của Forbes, Việt Nam có 6 đại diện góp mặt, ghi nhận năm có nhiều tỷ phú USD nhất từ trước đến nay. Ảnh: VTV

Dẫn đầu danh sách là chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng xếp vị trí 344 với 7,3 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp ông Vượng có tên trong top người giàu của Forbes. Ảnh: Internet

Trước khi trở thành tỷ phú giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng đã có thời gian khởi nghiệp từ kinh doanh nhà hàng, rồi sản xuất mì ăn liền ở Kharkov, Ukraine. Ảnh: Forbes.

Thời điểm đó, nhà máy sản xuất mì ăn liền của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chỉ có 30 công nhân làm việc. Sản phẩm mì tôm Mivina của ông không chỉ được người dân Ukraine ưa chuộng mà còn được bán tới nhiều quốc gia khác như Estonia, Litva, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel...Ảnh: Internet

Người giàu thứ 2 tại Việt Nam là nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, phó chủ tịch HĐQT HDBank, Phó chủ tịch và CEO hãng hàng không VietJet Air với khối tài sản 2,8 tỷ USD. Ảnh: Nhadautu

CEO Vietjet Air từng đỗ đại học Ngoại thương rồi du học ở Đông Âu. Bà từng chia sẻ, sáng đi học, chiều về làm kinh doanh. Ảnh: Forbes.

Khi đó, bà kinh doanh đủ thứ từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa... Bà cũng đưa về các mặt hàng như sắt thép, phân bón... Chỉ sau 3 năm, bà Thảo sở hữu 1 triệu USD khi mới 21 tuổi. Ảnh: Internet

Tỷ phú Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank hiện sở hữu 1,6 tỷ USD. Từ năm 1994 - 1997 ông giữ chức vụ Giám đốc Công ty SANMEX tại Liên Bang Nga. Ảnh: Internet

Ông Hùng Anh trở thành cổ đông của Techcombank năm 1995 và là thành viên HĐQT từ năm 2004. Tháng 5/2008, Hồ Hùng Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Techcombank. Ảnh: Internet

Tỷ phú Trần Đình Long (2,2 tỷ USD) được gọi là "vua thép". Năm 1992, ông Trần Đình Long cùng bạn lập công ty Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng Hòa Phát chuyên buôn đồ cũ từ Nga về. Ảnh: Internet

Từ năm 1992- 1996, ông đảm nhận chức vụ chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty. Năm 1996-2005, ông giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty thuộc nhóm Hòa Phát. Hiện, ông là chủ tịch của Tập đoàn Hòa Phát. Ảnh: Internet

Tỷ phú Trần Bá Dương sinh ra trong một gia đình nghèo khó nên phải đi làm kiếm tiền từ sớm. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM, ông làm kỹ thuật viên xưởng sửa chữa nhà máy đại tu ôtô Đồng Nai. Ảnh: Internet

Đến năm 1997, ông thành lập công ty ô tô Trường Hải (Thaco). Ảnh: Internet

Những năm 90, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang Chủ tịch HĐQT Masan điều hành Masan Rus Trading tại Nga. Trong số các sản phẩm sản xuất có thương hiệu mì gói. Thời điểm đó nhà máy sản xuất 30 triệu gói mì/tháng. Ảnh: Lao động

Ngoài mì gói, nhà máy của ông thời điểm đó còn sản xuất nước tương, nước mắm, tương ớt bán cho người bản xứ. Ảnh: Lao động

Tác giả: Hoàng Minh

Nguồn tin: Kiến thức

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP