Hãng tin Sputnik ngày 10/9 đưa tin cho hay, Quân đội Trung Quốc đã lên tiếng xác nhận việc triển khai chiến đấu cơ tàng hình J-20 tới khu vực biên giới với Ấn Độ, nhưng nhấn mạnh rằng động thái này không mang ý nghĩa chiến thuật.
Hình ảnh rò rỉ trên Twitter được cho là hình ảnh của J-20 xuất hiện tại sân bay Daocheng Yading, Tây Tạng. Ảnh Indiatoday
Tin đồn về động thái trên của Trung Quốc rộ lên sau khi trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh J-20 trên đường băng sân bay Daocheng Yading ở Tây Tạng.
Bức ảnh xuất hiện vài ngày sau khi Bắc Kinh ban hành cảnh báo tới quân đội Ấn Độ về việc nước này sẽ chống lại kế hoạch triển khai tên lửa hành trình BrahMos đến khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước của New Delhi.
Hình ảnh rò rỉ xuất hiện chỉ vài ngày trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp lãnh đạo Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay tại Hàng Châu. Trong một tuyên bố với hãng NDTV, New Delhi cho biết Ấn Độ bày tỏ mối quan tâm và "nhận thức được mối đe dọa và mối quan tâm tới an ninh" của mình.
Truyền thông Ấn Độ cho biết, động thái này có thể là một cảnh báo nhằm vào động thái triển khai BrahMos tới biên giới của New Delhi.
Tuy nhiên, trong tuyên bố mới đây, Bắc Kinh đã bác bỏ các báo cáo trên và cho biết không triển khai J-20 tới Daocheng Yading vì sân bay cao nhất thế giới này không thể cung cấp đủ thiết bị và hỗ trợ cần thiết cho hoạt động của nó.
Việc triển khai J-20 tới Daocheng Yading, nằm sát biên giới Ấn Độ, chắc chắn sẽ thu hút sự phản đối mạnh mẽ của New Delhi.
Nếu Ấn Độ triển khai tên lửa BrahMos trên biên giới Trung-Ấn, sân bay Daocheng Yading có khả năng sẽ trở thành mục tiêu của nó.
Tuyên bố của Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng những căng thẳng giữa Bắc Kinh và New Delhi không phải là một lý do để triển khai J-20 tới Tây Tạng và rằng trọng tâm chính của việc tăng cường quân sự của mình là không làm mếch lòng các quốc gia khác.
Trung Quốc là đối thủ lớn nhất Ấn Độ và do đó mỗi bước di chuyển của quân đội Trung Quốc đều sẽ chạm vào dây thần kinh của phương tiện truyền thông láng giềng, Bắc Kinh ám chỉ truyền thông Ấn Độ đã quá nhạy cảm về vụ việc.
"Ấn Độ chưa phải là mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc và mặc dù sự kiện đối đầu dọc theo biên giới thường xuyên xảy ra nhưng tình hình chung là khá ổn định", Sputnik dẫn lời các chuyên gia cho hay.
Báo Nga cũng cho rằng việc Trung Quốc triển khai J-20 tới Tây Tạng không đặt trọng tâm quá nhiều và tập trung nhắm mục tiêu vào Ấn Độ. Nó chỉ là một phần của một cuộc thử nghiệm nhằm nâng cao kinh nghiệm, nâng cao khả năng chiến đấu trên cao, và nhằm mục đích răn đe.
J-20 là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 do Trung Quốc tự sản xuất. Loại chiến đấu cơ này vẫn đang được thử nghiệm và chưa chính thức được triển khai.
Hình ảnh rò rỉ trên Twitter được cho là hình ảnh của J-20 xuất hiện tại sân bay Daocheng Yading, Tây Tạng. Ảnh Indiatoday
Tin đồn về động thái trên của Trung Quốc rộ lên sau khi trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh J-20 trên đường băng sân bay Daocheng Yading ở Tây Tạng.
Bức ảnh xuất hiện vài ngày sau khi Bắc Kinh ban hành cảnh báo tới quân đội Ấn Độ về việc nước này sẽ chống lại kế hoạch triển khai tên lửa hành trình BrahMos đến khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước của New Delhi.
Hình ảnh rò rỉ xuất hiện chỉ vài ngày trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp lãnh đạo Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay tại Hàng Châu. Trong một tuyên bố với hãng NDTV, New Delhi cho biết Ấn Độ bày tỏ mối quan tâm và "nhận thức được mối đe dọa và mối quan tâm tới an ninh" của mình.
Truyền thông Ấn Độ cho biết, động thái này có thể là một cảnh báo nhằm vào động thái triển khai BrahMos tới biên giới của New Delhi.
Tuy nhiên, trong tuyên bố mới đây, Bắc Kinh đã bác bỏ các báo cáo trên và cho biết không triển khai J-20 tới Daocheng Yading vì sân bay cao nhất thế giới này không thể cung cấp đủ thiết bị và hỗ trợ cần thiết cho hoạt động của nó.
Việc triển khai J-20 tới Daocheng Yading, nằm sát biên giới Ấn Độ, chắc chắn sẽ thu hút sự phản đối mạnh mẽ của New Delhi.
Nếu Ấn Độ triển khai tên lửa BrahMos trên biên giới Trung-Ấn, sân bay Daocheng Yading có khả năng sẽ trở thành mục tiêu của nó.
Tuyên bố của Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng những căng thẳng giữa Bắc Kinh và New Delhi không phải là một lý do để triển khai J-20 tới Tây Tạng và rằng trọng tâm chính của việc tăng cường quân sự của mình là không làm mếch lòng các quốc gia khác.
Trung Quốc là đối thủ lớn nhất Ấn Độ và do đó mỗi bước di chuyển của quân đội Trung Quốc đều sẽ chạm vào dây thần kinh của phương tiện truyền thông láng giềng, Bắc Kinh ám chỉ truyền thông Ấn Độ đã quá nhạy cảm về vụ việc.
"Ấn Độ chưa phải là mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc và mặc dù sự kiện đối đầu dọc theo biên giới thường xuyên xảy ra nhưng tình hình chung là khá ổn định", Sputnik dẫn lời các chuyên gia cho hay.
Báo Nga cũng cho rằng việc Trung Quốc triển khai J-20 tới Tây Tạng không đặt trọng tâm quá nhiều và tập trung nhắm mục tiêu vào Ấn Độ. Nó chỉ là một phần của một cuộc thử nghiệm nhằm nâng cao kinh nghiệm, nâng cao khả năng chiến đấu trên cao, và nhằm mục đích răn đe.
J-20 là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 do Trung Quốc tự sản xuất. Loại chiến đấu cơ này vẫn đang được thử nghiệm và chưa chính thức được triển khai.
Tác giả bài viết: Hoàng Hải