Laptop gần như không thể sử dụng để làm việc nếu như màn hình bị giật. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến màn hình laptop bị giật.
Có thể màn hình laptop bị giật do chưa được cài đặt chạy đúng Driver cho nên tần số quét làm cho màn hình laptop bị giật. Nguyên nhân tiếp theo có thể do lỗi card màn hình máy đóng card màn hình. Thực tế cho thấy đối với các dòng laptop dùng card VGA dời thì chuyện hỏng card màn hình là chuyện thường xuyên xảy ra.
Thông thường tuổi thọ của card màn hình thường chỉ khoảng 4 hoặc 5 năm là cao. Nếu như màn hình laptop bị giật do nguyên nhân này bạn nên mang đến trung tâm sửa chữa laptop uy tín để họ đóng lại card màn hình. Màn hình laptop bị giật cũng có thể do màn hình LCD bị lỗi.
Laptop bị lỗi màn hình giật cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả. Ảnh minh họa |
Một nguyên nhân cũng rất dễ khiến màn hình laptop bị giật đó là sau thời gian sử dụng lâu khiến chất lượng màn hình không còn đảm bảo như trước hoặc có thể bị va đập. Bởi thực tế, trong hầu hết các nguyên nhân như màn hình laptop bị nhòe, bị mờ có tới hơn một nửa tỉ lệ là do chính màn hình đã có dấu hiệu bị hỏng, chất lượng đã kém không có khả năng làm việc.
Dù do nguyên nhân nào thì người dùng cũng cần bình tĩnh tìm cách khắc phục, tránh lo lắng mang ra cửa hàng sửa chữa ngay lập tức để rồi mất nhiều tiền sửa.
Lỗi do tần số quét không chính xác
Màn hình bị giật mà nguyên nhân do tần số quét của màn hình không chính xác thì bước trước tiên cần kiểm tra các thiết bị quét tần số bằng các thao thac trên máy tính. Kích chuột phải trên Destop sau đó chọn Properties vào Setting chọn Advanced cuối cùng chọn Monitor để thiết đặt chúng.
Lỗi màn hình bị giật do ứng dụng
Một trong những thủ phạm gây ra lỗi là do ứng dụng nào đó mà do người dùng cài đặt không tương thích với hệ thống. Lúc này chúng ta cần biết nếu cả Task Manager và màn hình laptop bị giật thủ phạm có thể là do driver card đồ họa, bước này đơn giản chúng ta cài lại driver card để khác phục lỗi này.
Hay do các ứng dụng không tương thích với hệ điều hành cài đặt trên laptop ví dụ như ứng dụng và phần mềm diệt virus của bên thứ 3 được thiết kế cho phiên bản Windows trước đó. Để khắc phục thì gỡ bỏ các ứng dụng gây ra các sự cố tương thích trên hệ thống như Norton Antivirus, iCloud, và IDT Audio là có thể khắc phục được.
Lỗi màn hình bị giật liên quan tới LCD
Nếu như màn hình ở những lỗi liên quan tới màn hình LCD; card màn hình, card video bị chập chờn; cáp (cable) màn hình yếu, hỏng... thì nên mang chúng đi bảo hành hoặc sửa chữa thay thế mới. Bởi đây là một trong những lỗi nghiêm trọng không thể tự khắc phục được.
Tác giả: Ngọc Nga (T/h)
Nguồn tin: vietq.vn