Lợi ích của giấm táo đối với sức khỏe
Giấm táo được làm bằng cách lên men đường từ táo. Điều này biến chúng thành axit axetic, một thành phần hoạt chất chính trong giấm và có thể chịu trách nhiệm cho lợi ích sức khỏe của nó.
Ảnh minh họa |
Giảm cân
Giấm táo chứa hàm lượng axit acetic cao. Axit axetic đã được chứng minh có khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn và có tác dụng giữ nước hiệu quả. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho hay, các axit bên trong giấm táo có thể hỗ trợ giảm cân. Theo đây, bạn có thể bổ sung khéo léo giấm táo vào các món ăn mỗi ngày hoặc thêm hai thìa giấm táo vào những món salad ngon miệng để có được vóc dáng thon gọn hơn.
Giảm sự tụ mỡ
Giấm táo có tác dụng hỗ trợ đắc lực trong việc dự trữ năng lượng một cách thích hợp và phá vỡ chất béo. Đây là hai nhân tố quan trọng giúp làm giảm sự tích tụ mỡ thừa. Theo đây, bạn có thể đem 1 thìa dấm táo và hai thìa dầu dừa đem trộn lẫn với nhau rồi mát xa vùng bị tích mỡ theo chuyển động hình tròn để có được hiệu quả theo ý muốn.
Điều hòa lượng đường huyết
Hiệu quả của giấm táo trong việc diều hòa lượng đường huyết đã được chứng minh. Như đã đề cập ở trên, giấm táo sẽ can thiệp vào các chức năng tiêu hóa tinh bột và làm chậm sự hấp thu đường vào máu. Từ đó, giấm táo có thể làm ổn định lượng đường huyết. Có nhiều nghiên cứu cho hay giấm táo có khả năng làm giảm nồng độ glucoso. Để phòng ngừa các bệnh huyết áp, bạn nên uống hai thìa giấm táo trước khi đi ngủ mỗi ngày.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Thành phần axit acetic phong phú có trong giấm táo có thể giảm huyết áp và các LDL Cholesterol. Giấm táo đồng thời cũng có khả năng giảm nồng độ triglycerides và mật độ lipoprotein (LDL) trong máu đồng thời tăng nồng độ HDL- hay còn gọi là Cholesterol có lợi. Hãy thêm chút giấm táo vào các món ăn để có được trái tim khỏe mạnh hơn.
Loại bỏ các gốc tự do
Nhiều người trong chúng ta hẳn đã nghe nói về việc các chất chống oxy hóa có thể làm giảm các gốc tự do trong cơ thể. Những chất chống oxy hóa này có nhiều trong các loại rau, củ, quả. Các gốc tự do là những phân tử hoạt tính có thể gây hại cho các tế bào và mô. Giấm táo khi kết hợp với trái cây, rau củ tươi có thể giúp tăng cường lợi ích các chất chống oxy hóa mang lại đồng thời tăng hương vị cho các món rau quả này.
Ảnh minh họa |
Chống lão hóa
Đặc tính chống oxy hóa của giấm táo cũng có thể giúp làm chậm lại quá trình lão hóa bằng cách duy trì ổn định nồng độ axit trong cơ thể. Bên cạnh việc kết hợp giấm táo vào các bữa ăn hàng này, bạn cũng có thể dùng giấm táo với tư cách là một loại thuốc bổ cho da mặt thông qua việc cho ít giấm táo vào bình xịt và pha loãng với nước.
Điều trị loãng xương
Giấm táo có khả năng hỗ trợ sự hấp thụ canxi - một loại khoáng chất quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong việc phòng chống loãng xương. Hãy thêm dấm táo vào bữa ăn để giúp xương thêm chắc khỏe hơn.
Điều trị đau họng
Nhờ vào đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, giấm táo cũng có thể được sử dụng để làm dịu các cơn đau họng. Súc miệng với giấm táo pha loãng sẽ cho bạn hiệu quả ngay lập tức.
Điều trị viêm xoang
Các loại axit acetic và kali trong giấm táo có thể giúp ích rất nhiều trong việc điểu trị viêm xoang. Bạn có thể trộn một thìa hoặc một muỗng giấm táo vào một cốc nước và uống cho tới khi mọi thứ tiến triển hơn.
Ảnh minh họa |
Điều trị nấc cụt
Giấm táo có thể khôi phục mức cân bằng axit trong dạ dày - nguyên nhân dẫn đến nấc cục. Hãy súc miệng bằng dung dịch giấm táo pha loãng để có được hiệu quả như ý.
Khử mùi hôi miệng
Như đã đề cập ở trên, giấm táo có tính kháng khuẩn tuyệt vời giúp ngừa hôi miệng. Hãy ngậm giấm táo ít nhất một lần một ngày để có được hơi thở thơm tho hơn.
Điều trị trứng khó tiêu
Uống một thìa giấm táo pha với mật ong và nước ấm trước khi ăn cơm 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
Hướng dẫn cách dùng giấm táo hiệu quả
Cách tốt nhất để kết hợp giấm táo vào chế độ ăn uống của bạn là sử dụng nó trong nấu ăn. Đó là một bổ sung đơn giản cho các loại thực phẩm như salad trộn và mayonnaise tự làm.
Một số người cũng thích pha loãng nó trong nước và uống nó như một thức uống. Các liều lượng phổ biến nằm trong khoảng từ 1 muỗng cà phê (5 -10 mL) đến 1 muỗng canh (15- 30 mL) mỗi ngày pha trong một cốc nước lớn.
Tốt nhất khi sử dụng giấm táo là bạn nên bắt đầu với liều nhỏ và tránh dùng một lượng lớn. Sử dụng quá nhiều giấm có thể gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe, bao gồm mòn men răng và phản ứng phụ tiềm ẩn.
Tác giả: Thu Chang (T/H)
Nguồn tin: Báo Gia đình Việt Nam