►Từ vụ việc ông bố “đập sữa” tại siêu thị bị quy tội phá hoại tài sản: Không thể “đùa” với hành động “nóng”!
►Vì sao ông bố đập phá 7 hộp sữa ở siêu thị vướng lao lý?
►Chủ siêu thị vụ đập 7 hộp sữa: "Đưa họ vào tù, tôi đâu muốn!"
►Chưa khởi tố vụ người cha đập 7 hộp sữa
► Công bố sự thật bất ngờ vụ 'ông bố đập 7 hộp sữa bị bắt'
►Vụ ông bố đập hộp sữa bị bắt giống vụ "con ruồi nửa tỉ đồng"?
►Vụ đập 7 hộp sữa: Có đáng xử lý hình sự?
►Chủ siêu thị Tú Bắc: "Chúng tôi không kiện vụ đập sữa"
►Chủ siêu thị từng 'hỗ trợ 30 triệu đồng' cho ông bố... đập 5 hộp sữa
►Nghệ An: Tạm giữ hình sự người đàn ông đập 7 hộp sữa trước siêu thị
►Hai người đàn ông tới siêu thi đe dọa, lấy sữa ném ra đường
►Hãng sữa lên tiếng vụ ông bố đập 5 hộp sữa trước siêu thị
►Bắt giam ông bố đập 5 hộp sữa trước siêu thị
►Bị công an bắt vì đập 5 hộp sữa trước cửa siêu thị
►Thông tin bất ngờ vụ bố đến siêu thị đập phá vì nghi sữa giả
►Người đàn ông ném sữa bột của con xuống đường nghi chứa bả sơn?
Siêu thị Tú Bắc, nơi xẩy ra sự việc đập pháp sữa vào chiều 14.7
TS.LS Nguyễn Trọng Hải - Trưởng văn phòng luật sư Trọng Hải & Cộng sự, Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An - trao đổi: Vụ việc đập phá sữa xét ở khía cạnh pháp lý theo tôi cần phân biệt rạch ròi giữa hai câu chuyện. Thứ nhất, khi phát hiện ra sản phẩm sữa kém chất lượng, trong trường hợp nhà cung cấp sản phẩm không thiện chí thừa nhận và bồi thường thì người tiêu dùng vẫn có thể bảo vệ quyền lợi của mình thông qua cơ chế pháp lý là khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật dân sự và Luật bảo vệ người tiêu dùng.
Còn việc ném sữa lại là hành vi xâm hại đến quan hệ sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ. Từ vị thế của người có quyền, người tiêu dùng trở thành người có tội.
Bằng các chứng cứ thu thập được (camera giám sát, hình ảnh được người đi đường ghi lại, lời khai của nhân viên thu ngân, lời khai của người làm chứng….) nếu khẳng định được 7 hộp sữa bị đập chưa thanh toán tiền (thanh toán trước khi đập) thì việc CQĐT Công an TP.Vinh tạm giữ hình sự anh Cường để điều tra về hành vi “Hủy hoại tài sản” theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999 là có căn cứ.
Theo chúng tôi, vụ “đập sữa” không giống với vụ án “con ruồi” của Tân Hiệp Phát. Suy luận của dư luận là muốn nói đến động cơ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cái khác của vụ Tân Hiệp Phát là khi phát hiện sản phẩm kém chất lượng, người tiêu dùng đã mặc cả nhà sản xuất là sẽ im lặng nếu được “hối lộ” một số tiền. Nếu có giống nhau thì là ở sự thiếu thiện chí và thái độ khắc phục chậm trễ của nhà cung cấp sản phẩm, đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi trái pháp luật của hai vụ việc.
Như đã phân tích ở trên, việc hỗ trợ hoặc bồi thường (nếu có) là việc hoàn toàn khác. Người tiêu dùng không thể hành xử lẫn lộn và mâu thuẫn giữa quyền lợi và những việc không được làm. Việc lấy sữa từ siêu thị đập phá có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, trong quá trình xử lý, Cơ quan điều tra cần xem xét áp dụng Nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi thi hành bộ luật hình sự, cụ thể là tại Điểm a, Khoản 4, Điều 1 về việc thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại Khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự 2015 về việc thi hành bộ luật hình sự.
Việc bà Cao Thị Hoài Nhung (vợ ông Cường) sau đó trả 2 triệu đồng nói là tiền mua các hộp sữa mà ông Cường đã đập, chỉ có tính chất khắc phục hậu quả, chứ không phải là mua bán. Việc bà Bắc chủ siêu thị không chấp nhận lấy số tiền nói trên thể hiện không có việc mua bán và không chấp nhận sự khắc phục từ phía bà Nhung, Luật sư Hải nêu quan điểm.
Clip diễn biến vụ đập phá sữa do camera của siêu thị ghi lại
Ông Nguyễn Cảnh Cường lấy 7 hộp sữa từ siêu thị ra đập phá (ảnh cắt từ clip).
TS.LS Nguyễn Trọng Hải.
Nhiều quan điểm trái chiều Vụ việc công an khởi tố ông Nguyễn Cảnh Cường và Nguyễn Văn Hùng về hành vi “Hủy hoại tài sản” gây nhiều tranh luận trái chiều trong giới luật sư và cộng đồng mạng. Một luồng ý kiến cho rằng, việc khởi tố các ông Cường và Hùng là hình sự hóa quan hệ dân sự, vì hành vi của ông Cường xuất phát từ việc con uống sữa tại siêu thị phải nhập viện, phía siêu thị chưa có trách nhiệm với cháu bé; giá trị tài sản chưa đến mức phải khởi tố và việc vợ ông Cường sau đó trả tiền cho chủ siêu thị nên không còn căn cứ khởi tố. Một quan điểm khác cho rằng, việc khởi tố là có căn cứ, vì ông Cường lấy sữa của siêu thị ra đập phá khi chưa mua hàng, việc trả tiền sau đó chỉ là khắc phục và chủ siêu thị không chấp nhận nên không có việc mua bán; hành vi có tính chất côn đồ gây ảnh hưởng môi trường kinh doanh và giá trị tài sản bị hủy hoại lớn hơn 2 triệu đồng. |
Tác giả bài viết: Quang Đại (Ghi)