Nghề "lạ" trên đảo thơ mộng
Buổi sáng, cảng cá đảo Nam Du (xã An Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang) rất nhộn nhịp. Hàng trăm chiếc ghe neo dọc theo cầu cảng.
Những chiếc ghe này, sau một đêm vật lộn trên biển đem sản phẩm (cá, tôm, mực...) thu được cùng những tấm lưới đầy rác trở về. Sản phẩm được đưa đi tiêu thụ. Những tấm lưới đầy rác kia cuộn thành cục và chuyển lên cầu cảng để dọc theo thành cầu.
Nhiều người đã có mặt bên những "cục" lưới đó và cuộc mưu sinh của họ bắt đầu.
Họ là những người già, trẻ con và phụ nữ cắm cúi làm việc. Công việc của họ lúc nào cũng khẩn trương vì đến chiều họ đều đã phải làm sạch những cục lưới, giao lại cho chủ kịp chuyến đi biển về đêm.
Lúc này, 3 cha con đang miệt mài gỡ lưới. "Lưới chưa lên nhiều nên 3 cha con tôi cùng làm một cục. Đây là những tấm lưới ghẹ. Ghẹ đã được gỡ ngay khi lưới được kéo lên. Trong lưới chỉ còn lại rác", người cha nói với chúng tôi.
Ông kéo tấm lưới trải rộng ra. Rác ở đây là những con vật dưới biển không có giá trị kinh tế vướng vào lưới như con ốc đầy gai, những con sò điệp đã chết, những mảnh hàu sắc bén...
Trong lưới, rác dày đặc và không dễ gỡ bỏ. Phải những người thật thành thạo công việc mới có thể làm nhanh mà không gặp một sự cố đáng tiếc nào.
Dùng một chiếc búa nhỏ, ông đập nát những con ốc nhỏ khó gỡ. Những vật khác được ông tỉ mẩn lấy ra khỏi lưới cho vào một xô nhỏ. Ông cho biết, những thứ này có thể tận dụng được...
Nói đến đây, bên dưới, những chiếc ghe có dấu hiệu chuyển động. Những "cục" lưới bắt đầu được đưa lên. 2 người dưới ghe và 4 người bên trên có cả sợi dây thừng hỗ trợ mới đưa được một "cục" lưới lên cầu sắp dọc theo mép cầu cảng.
Cảng cá Nam Du nhộn nhịp suốt cả ngày. Ngoài những chiếc ghe cá, hàng ngày nhiều chuyến tàu cập cảng đưa du khách ra đảo. Nhiều người trên đảo đã thừa nhận rằng, từ ngày đảo phát triển du lịch, việc làm ăn của bà con trên đảo càng khởi sắc hơn. Những người gỡ rác lưới cũng có thêm công ăn việc làm cải thiện đời sống...
Hiu hắt những mảnh đời
Trên đảo Nam Du, lực lượng những người mưu sinh bằng nghề gỡ lưới không ít. Công việc nặng nhọc nhưng chỉ có người già, trẻ em và phụ nữ làm. Giới thanh niên chọn việc đi biển hoặc làm những công việc khác có nguồn lợi cao hơn.
Một người già đang gỡ vỏ con ốc giác chia sẻ: "Chúng tôi làm nghề này, không phải ngày nào cũng đều có việc để làm.
Từ ngày du lịch trên đảo phát triển nghề này mới xuất hiện. Nếu trước đây, một kg ghẹ lưới về bán chỉ đủ tiền dầu và trả công cho thợ thì nay, nhờ du lịch phát triển, giá ghẹ tăng cao nên chủ ghe có thêm lợi nhuận. Những chuyến đi biển nhiều hơn và họ giao phần việc này cho chúng tôi làm.
Lưới ghẹ chỉ có rác khi trời động. Những hôm trời yên biển lặng, lưới không rác hoặc ít rác họ tự làm. Vì thế, những người như chúng tôi còn phải làm nhiều nghề khác nữa mới đủ sống qua ngày".
Một cục lưới đầy rác như thế, nếu ít rác hoặc rác dễ gỡ thì một ngày có thể làm được 2 "cục" nếu không chỉ có một. Tiền công giũ sạch một tấm lưới là 80.000 đồng. Bình quân mỗi ngày cả hai vợ chồng ông làm sạch khoảng 3 "cục" lưới.
Nhìn ông thao tác thật nhanh. Ông cho biết, mình là Năm Giàu, 67 tuổi. "Tên là Giàu mà gần hết đời người có giàu nổi đâu", ông chua chát nói với tôi.
Ông và bà có 6 người con sống trong đất liền. 5 người con lớn học hành tốt và đã yên bề gia thất. Cuối thập niên 1990 do quá khó khăn, ông bà đưa đứa con út ra đảo sinh sống.
Họ bươn chải đủ nghề để nuôi con. Đến năm 2003, đứa con út bỗng dưng bị bệnh nặng. Chạy chữa khắp nơi nhưng không có kết quả, cuối cùng con ông phải chấp nhận sống đời sống thực vật. Mười mấy năm nay cháu chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều phải có người trợ giúp ...
Ông Năm Giàu cho biết: "Trên đảo này không chỉ mình tôi. Nhiều người còn cơ cực lắm".
Ông kể: "Một chị quê ở Sa Đéc ra đây nhiều năm rồi hiện giờ tuổi đã cao nhưng vẫn còn vất vả. Cũng giống như tôi, chị cũng có con và cũng có đứa bị bệnh.
Hàng ngày, từ sáng sớm, chị phải chuẩn bị hàng hóa, những thứ trái cây mua từ trong đất liền để phục vụ bà con trên đảo. Chị làm từ sáng tới tối nhưng cũng chỉ đủ sống qua ngày...".
Trời cũng đã trưa. Ông Năm Giàu với lấy hộp cơm mở ra ngồi ngay chỗ đang làm việc bắt đầu bữa ăn trưa...
Buổi sáng, cảng cá đảo Nam Du (xã An Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang) rất nhộn nhịp. Hàng trăm chiếc ghe neo dọc theo cầu cảng.
Những chiếc ghe này, sau một đêm vật lộn trên biển đem sản phẩm (cá, tôm, mực...) thu được cùng những tấm lưới đầy rác trở về. Sản phẩm được đưa đi tiêu thụ. Những tấm lưới đầy rác kia cuộn thành cục và chuyển lên cầu cảng để dọc theo thành cầu.
Nhiều người đã có mặt bên những "cục" lưới đó và cuộc mưu sinh của họ bắt đầu.
Họ là những người già, trẻ con và phụ nữ cắm cúi làm việc. Công việc của họ lúc nào cũng khẩn trương vì đến chiều họ đều đã phải làm sạch những cục lưới, giao lại cho chủ kịp chuyến đi biển về đêm.
Lúc này, 3 cha con đang miệt mài gỡ lưới. "Lưới chưa lên nhiều nên 3 cha con tôi cùng làm một cục. Đây là những tấm lưới ghẹ. Ghẹ đã được gỡ ngay khi lưới được kéo lên. Trong lưới chỉ còn lại rác", người cha nói với chúng tôi.
Ông kéo tấm lưới trải rộng ra. Rác ở đây là những con vật dưới biển không có giá trị kinh tế vướng vào lưới như con ốc đầy gai, những con sò điệp đã chết, những mảnh hàu sắc bén...
Trong lưới, rác dày đặc và không dễ gỡ bỏ. Phải những người thật thành thạo công việc mới có thể làm nhanh mà không gặp một sự cố đáng tiếc nào.
Dùng một chiếc búa nhỏ, ông đập nát những con ốc nhỏ khó gỡ. Những vật khác được ông tỉ mẩn lấy ra khỏi lưới cho vào một xô nhỏ. Ông cho biết, những thứ này có thể tận dụng được...
Nói đến đây, bên dưới, những chiếc ghe có dấu hiệu chuyển động. Những "cục" lưới bắt đầu được đưa lên. 2 người dưới ghe và 4 người bên trên có cả sợi dây thừng hỗ trợ mới đưa được một "cục" lưới lên cầu sắp dọc theo mép cầu cảng.
Cảng cá Nam Du nhộn nhịp suốt cả ngày. Ngoài những chiếc ghe cá, hàng ngày nhiều chuyến tàu cập cảng đưa du khách ra đảo. Nhiều người trên đảo đã thừa nhận rằng, từ ngày đảo phát triển du lịch, việc làm ăn của bà con trên đảo càng khởi sắc hơn. Những người gỡ rác lưới cũng có thêm công ăn việc làm cải thiện đời sống...
Hiu hắt những mảnh đời
Trên đảo Nam Du, lực lượng những người mưu sinh bằng nghề gỡ lưới không ít. Công việc nặng nhọc nhưng chỉ có người già, trẻ em và phụ nữ làm. Giới thanh niên chọn việc đi biển hoặc làm những công việc khác có nguồn lợi cao hơn.
Một người già đang gỡ vỏ con ốc giác chia sẻ: "Chúng tôi làm nghề này, không phải ngày nào cũng đều có việc để làm.
Từ ngày du lịch trên đảo phát triển nghề này mới xuất hiện. Nếu trước đây, một kg ghẹ lưới về bán chỉ đủ tiền dầu và trả công cho thợ thì nay, nhờ du lịch phát triển, giá ghẹ tăng cao nên chủ ghe có thêm lợi nhuận. Những chuyến đi biển nhiều hơn và họ giao phần việc này cho chúng tôi làm.
Lưới ghẹ chỉ có rác khi trời động. Những hôm trời yên biển lặng, lưới không rác hoặc ít rác họ tự làm. Vì thế, những người như chúng tôi còn phải làm nhiều nghề khác nữa mới đủ sống qua ngày".
Một cục lưới đầy rác như thế, nếu ít rác hoặc rác dễ gỡ thì một ngày có thể làm được 2 "cục" nếu không chỉ có một. Tiền công giũ sạch một tấm lưới là 80.000 đồng. Bình quân mỗi ngày cả hai vợ chồng ông làm sạch khoảng 3 "cục" lưới.
Nhìn ông thao tác thật nhanh. Ông cho biết, mình là Năm Giàu, 67 tuổi. "Tên là Giàu mà gần hết đời người có giàu nổi đâu", ông chua chát nói với tôi.
Ông và bà có 6 người con sống trong đất liền. 5 người con lớn học hành tốt và đã yên bề gia thất. Cuối thập niên 1990 do quá khó khăn, ông bà đưa đứa con út ra đảo sinh sống.
Họ bươn chải đủ nghề để nuôi con. Đến năm 2003, đứa con út bỗng dưng bị bệnh nặng. Chạy chữa khắp nơi nhưng không có kết quả, cuối cùng con ông phải chấp nhận sống đời sống thực vật. Mười mấy năm nay cháu chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều phải có người trợ giúp ...
Ông Năm Giàu cho biết: "Trên đảo này không chỉ mình tôi. Nhiều người còn cơ cực lắm".
Ông kể: "Một chị quê ở Sa Đéc ra đây nhiều năm rồi hiện giờ tuổi đã cao nhưng vẫn còn vất vả. Cũng giống như tôi, chị cũng có con và cũng có đứa bị bệnh.
Hàng ngày, từ sáng sớm, chị phải chuẩn bị hàng hóa, những thứ trái cây mua từ trong đất liền để phục vụ bà con trên đảo. Chị làm từ sáng tới tối nhưng cũng chỉ đủ sống qua ngày...".
Trời cũng đã trưa. Ông Năm Giàu với lấy hộp cơm mở ra ngồi ngay chỗ đang làm việc bắt đầu bữa ăn trưa...
Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải (Kiên Giang), cách Rạch Giá hơn 80 km đường biển, còn rất hoang sơ. 21 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành quần thể tuyệt đẹp giữa biển. Quần đảo thuộc 2 xã đảo là xã An Sơn và xã Nam Du. |
Tác giả bài viết: Trần Chánh Nghĩa
Nguồn tin: