"Nhiều người cho rằng toàn cầu hóa không đem lại lợi ích gì và đang có xu hướng "cố thủ" xây dựng chính sách bảo hộ nền kinh tế nội địa".
Tuy vậy, ông cho rằng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khiến cho một số nước không mấy mặn mà với việc hội nhập thế giới. "Tôi tin tưởng rằng toàn cầu hóa hoàn toàn có lợi, tuy nhiên những lợi ích đó chưa được san sẻ công bằng cho các nước. Chỉ có các nước lớn và các công ty lớn mới được hưởng lợi."
Jack Ma đã lấy Alibaba làm ví dụ điển hình cho việc thương mại điện tử đã phá vỡ và làm thay đổi môi hình thương mại truyền thống như thế nào. Ông giải thích rằng 100 năm trước, quyền kiểm soát nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn nằm trong tay các vị hoàng đế.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng 50 năm sau khi các công ty lớn ra đời thì vị thế kiểm soát nền kinh tế hoàn toàn bị đảo ngược. Ở Trung Quốc, Alibaba đã giúp hàng triệu doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp và ông tin tưởng rằng mình cũng có thể lan tỏa mô hình kinh doanh này điện tử lên toàn thế giới.
CEO của Alibaba đã đề xuất việc xây dựng nền tàng thương mại điện từ toàn cầu e-WTP ( viết tắt của từ Electronic World Trade Platform) nhằm xóa bỏ hàng rào thuế quan trên toàn thế giới, giảm chi phí giao thương giữa các nước và bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Một điều dễ dàng nhận thấy là nếu ý tưởng táo bạo mà Jack Ma được chấp thuận thì quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất chính là Trung Quốc và Mỹ bởi đây là 2 ông lớn về ngành thương mại điện tử toàn cầu mà tiêu biểu là Amazon và Alibaba.
Tuy vậy, Jack Ma vẫn không thể chắc chắn điều gì có thể thay đổi định kiến của người Mỹ về những giá trị đích thực của thương mại tự do khi lòng tin vào những hiệp định mà lãnh đạo của họ đã ký kết đang ngày một giảm sút.
Bên cạnh đó, một tương lai về khả năng các nhà lãnh đạo trên thế giới chấp thuận sáng kiến của Jack Ma vẫn còn đang rất mù mờ khi mà các hiệp định thương mại tự do khác như TPP vẫn còn đang dang dở.
Nguồn tin: