Du lịch

Độc đáo tục chạy ói tại lễ hội đền Cờn 2024

Lễ hội đền Cờn 2024 diễn ra từ ngày 28/2 đến mùng 1/3 tại thị xã Hoàng Mai, Nghệ An đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự. Trong khuôn khổ lễ hội, tục chạy ói – một nét văn hóa độc đáo đã được tái hiện một cách ấn tượng.

Chạy ói được coi là một nghi lễ truyền thống có từ lâu đời tại lễ hội đền Cờn, năm nay được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng âm lịch. Nghi lễ này được cho là bắt nguồn từ truyền thuyết tái hiện sự tích người dân làng Phương Cần xuống làng Phú Lương cướp khúc gỗ thần, nơi phát tích cướp khúc gỗ thần tại đền Quy Lĩnh ở xã Quỳnh Lương.

Quần thể đền Quy Lĩnh ở xã Quỳnh Lương – nơi có hòn Ói, một ngọn núi thấp ăn ra biển cách đền Cờn khoảng 7km về hướng Nam.

Theo lưu truyền, tục chạy ói xưa bao gồm 2 đoàn rước lớn là đoàn rước ngai, sắc, bằng và đoàn rước kiệu thờ của các vị thần, kèm theo đó là tàn, lọng, quạt, binh khí, bát bửu, cờ lệnh, cờ ngũ sắc, cờ lệnh, chia làm 2 đội rước thủy và rước bộ. Đoàn rước thủy là tập hợp các thuyền lớn của làng đi trên biển có nhiệm vụ rước ngai và rước sắc, đoàn rước bộ có nhiệm vụ rước kiệu và thực hành các nghi lễ tâm linh trong đó có nghi lễ cầu ngư và chạy kiệu.

Đoàn rước thủy ngự ngoài khơi cách bờ biển Quỳnh Phương chừng 500m

Theo quan niệm của người dân địa phương, tục chạy ói mang ý nghĩa cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an. Đồng thời, nghi lễ này cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của cộng đồng.

Đoàn rước bộ trên bờ biển

Năm nay, tục chạy ói tại lễ hội đền Cờn được tổ chức với quy mô lớn và thu hút nhiều người tham gia hơn. Ban tổ chức đã bố trí không gian rộng để du khách có thể dễ dàng theo dõi nghi lễ này. Để đảm bảo an toàn cho người tham gia, ban tổ chức đã yêu cầu các thanh niên phải tập luyện kỹ càng trước khi thi. Đồng thời, họ cũng được cung cấp đầy đủ kỹ năng để tránh xẩy ra tai nạn trong quá trình chạy ói.

Đoàn rước không đi đến hòn Ói mà dừng lại ở bãi biển Quỳnh Phương gần khu vực đền Cờn ngoài, nơi nhìn thấy hòn Ói để làm lễ

Vào ngày chính hội, sau khi phần lễ được cử hành trang trọng, các thanh niên trai tráng từ các làng sẽ tập trung để tham gia tục chạy ói. Mỗi người sẽ được phát trang phục, khăn chít đầu, tàn, lọng, quạt, binh khí, bát bửu, cờ lệnh, cờ ngũ sắc, cờ lệnh. Để tăng phần gây cấn cho lễ tung kiệu còn có sự tham gia của “nhà trò” và đội múa “sênh tiền”. Đoàn rước bộ có nhiệm vụ rước kiệu và thực hành các nghi lễ tâm linh trong đó có nghi lễ cầu ngư và chạy kiệu (chạy ói), người dân địa phương gọi là vê kiệu, tức là những người khiêng kiệu chạy một đoạn khoảng 20m, chờ kiệu sau đến rồi lại vê và tung kiệu lên cao.

Sau khi phần lễ được cử hành trang trọng là tục chạy ói

Có khoảng 8 đến 16 trai đinh khỏe mạnh cùng khiêng 1 kiệu và phải đều tay làm sao khi chạy kiệu, vê kiệu trống và tàn vẫn có thể theo kịp để hòa vào đám rước kiệu

Các thanh niên trai tráng khiêng và chạy kiệu

Màn tung kiệu ấn tượng

Tục chạy ói là một nét văn hóa độc đáo và mang đậm bản sắc riêng của người dân Nghệ An. Việc tái hiện nghi lễ này tại lễ hội đền Cờn 2024 đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Ảnh: Sách Nguyễn

Nội dung: Mộc Hương, Sách Nguyễn

Nguồn tin: tapchisonglam.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP