Tôi là Hạ, 35 tuổi còn chồng tôi tên Tuấn 40 tuổi. Vì tính chất công việc, 15 năm công tác là những tháng ngày anh đi xa nhà triền miên, mỗi năm về nhà được đôi ba lần hoặc có những khi quá bận rộn công việc mà một năm chỉ về nhà có một lần.
Chính vì thế con trai tôi, Tú 12 tuổi chỉ gặp bố và biết về bố chủ yếu qua những bức ảnh, cuộc gọi điện thoại và những lời mẹ kể. Thế nhưng cậu nhóc bày tỏ rất ngưỡng mộ về bố về công việc của bố.
Thế nhưng vài tháng trở lại đây thằng bé có nhiều thay đổi, đây cũng là khoảng thời gian chồng tôi bắt đầu trở về gần nhà để công tác. Những tưởng tình bố con thắm thiết thì chuyện tày trở lại xảy đến.
Cả hai vợ chồng tôi đều nhận thấy con trai có nhiều biểu hiện khác lạ nhưng nghĩ rằng con đang bước vào giai đoạn dậy thì nên chuyện thay đổi ngoại hình, phong cách ăn mặc, tâm sinh lý là chuyện bình thường. Vậy nhưng chồng tôi lại vô cùng để ý. Một hôm anh nói với tôi rằng:
- Thằng Tú nhà mình anh để ý rồi không chỉ dạo gần đây mà càng lớn nó càng chẳng giống anh gì cả. Thậm chí gần đây anh thấy phong cách ăn mặc của nó từ đầu tóc đến quần áo nó dùng giống y con nhà kế bên vậy. Con anh sao nó không mặc chỉnh tề giống anh mà lúc nào cũng thích bụi bặm giống ông hàng xóm vậy. Hôm trước anh còn để ý thấy nó đi giày đôi với con ông Đông sao ấy.
Bố ở gần cũng như ở xa, không thấy nó quấn anh gì cả mà lúc nào cũng chạy sang nhà bác Đông chơi. Còn ông Đông gặp anh cũng khác lắm, ông ta không cười nói, tay bắt mặt mừng với anh như trước mà tỏ thái độ không hài lòng ra mặt. Em có thấy vậy không?
- Ôi anh để ý làm gì, chắc dạo này nó thay tính đổi nết, dậy thì rồi nên khác vậy đấy - tôi nói.
Những tưởng câu chuyện của hai vợ chồng chỉ dừng lại ở đó thì vào một hôm dọn phòng làm việc cho chồng, tôi vô tình phát hiện ra một tờ kết quả xét nghiệm ADN. Trong tờ giấy ghi tên con trai tôi và chồng của tôi có cùng huyết thống, họ có quan hệ cha con. Tôi sững sờ cả người không nói nên lời khi biết anh đã nghi ngờ sự chung thủy của tôi mà đem con đi xét nghiệm ADN. Đặt tờ kết quả trước mặt anh, tôi yêu cầu anh giải thích. Anh nói rằng:
- Tại khoảng thời gian anh với em chuẩn bị kết hôn, em có quan hệ với người đàn ông khác. Trong suốt khoảng thời gian anh công tác xa nhà anh cũng không biết em có những mối quan hệ là gì mà giờ đây anh lại thấy thằng Tú càng ngày càng khác. Do đó mới đánh liều...
- Thế thì giờ anh đã thấy suy nghĩ của anh ác như thế nào chưa, ác với tôi và cả thằng Tú. Nó biết được chuyện này thì sẽ ra sao?
Tú thất vọng khi bố về gần nhà công tác nhưng vẫn không có nhiều thời gian cho mình. Ảnh minh họa |
Thế nhưng cuộc trò chuyện của vợ chồng tôi đã được Tú đứng ngoài cửa nghe tất cả. Thằng bé bước vào với gương mặt thể hiện rõ sự thất vọng và tức giận. Nó nói:
- Bố có viết vì sao con không giống bố không? Vì bố đó, vì bố đi xa cũng như bố ở nhà, trong đầu bố lúc nào cũng chỉ có công việc và công việc, bố đã bao giờ quan tâm đến con, chuyện học hành của con, bạn bè của con, suy nghĩ của con... Chính vì thế khi bố về tỉnh nhà công tác, bố con gần gũi mà con cũng chỉ được gặp bố vài tiếng mỗi ngày nhưng bố còn không có thời gian nói chuyện với con thì làm sao con có thể giống bố được.
Có giấy mời họp phụ huynh con đưa cho bố cũng không đoái hoài. Còn chú Đông thì khác, chú hiểu con muốn gì, con thích gì, chú ngồi hàng giờ nghe con tâm sự, chú cùng sở thích với con từ chơi thể thao đến đi câu cá. Thấy con buồn, chú còn sẵn sàng đi mua một đôi giày giống y hệt con chú. Con thoải mái khi ở bên cạnh chú Đông còn khi ở cạnh bố, con lại không hề thoải mái. Con rất ghét bố, con ghét luôn nghề của bố, con sẽ không bao giờ đi theo nghề của bố.
Nói xong thằng bé chạy một mạch ra khỏi nhà bỏ mặc tôi và chồng đứng sững sờ phía sau. Hóa ra vợ chồng tôi chưa bao giờ quan tâm đến cảm nhận của nó, nó cần một người bạn hơn là một người làm cha làm mẹ chỉ biết cho nó ăn và giục nó đi học. Cả hai vợ chồng tôi đều ân hận vô cùng vì ai cũng mang một phần nỗi sai khiến đứa trẻ thay tính đổi nết ngày một nghiêm trọng hơn ở lứa tuổi dậy thì này.
Tâm sự thừ độc giả [email protected]
Dậy thì thường diễn ra ở độ tuổi với các bé gái và với các bé trai. Trẻ ở tuổi dậy thì là độ tuổi cần được quan tâm, chia sẻ và bố mẹ là người trẻ muốn lắng nghe, chia sẻ những tâm tư và tình cảm, cũng như nguyện vọng của bản thân.
Không hỏi quá sâu nhưng bố mẹ nên đóng vai trò là một người bạn thân thiết sẵn sàng lắng nghe khi con cần. Bố mẹ có thể thông qua việc kể cho con những câu chuyện ấu thơ rằng bản thân đã trải qua như thế nào để con biết rằng mình hiểu cảm giác của con.
Bên cạnh đó, lứa tuổi dậy thì, trẻ sẽ thay đổi nhiều về tâm lý, nội tâm phát triển sâu sắc và dễ nhạy cảm. Vì thế hầu hết bố mẹ nên dạy con cách bộc lộc cảm xúc và tôn trọng cảm xúc bản thân sao cho phù hợp nhất.
Khi thấy con có những biểu hiện khác thường, cha mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu gỡ những khúc mắc trong lòng cho trẻ thay vì để con phải tìm đến người khác.
Tác giả: CHI CHI
Nguồn tin: phunuphapluat.nguoiduatin.vn