Tại khoản 3, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58 ban hành ngày 16/06/2020 của Bộ Công an về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định như sau: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.
Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, cụ thể như sau:
Ảnh minh họa: KT |
Đối với người điều khiển phương tiện
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối người điều khiển xe ô tô (bao gầm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) (điểm b khoản 4 Điều 16). Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) (điểm c khoản 2 Điều 17).
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) (điểm đ khoản 2 Điều 19). Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thô sơ không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải đăng ký và gắn biển số) (khoản 1 Điều 18).
Đối với chủ phương tiện
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông. Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô. Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài không gắn biển số tạm thời (nếu có quy định phải gắn biển số tạm thời).
Thời hạn cấp đăng ký, biển số xe lần đầu khi nhận đủ hồ sơ
Theo Điều 4 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định thời hạn cấp đăng ký, biển số xe như sau:
1. Cấp lần đầu, cấp đổi biển số xe: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ.
2. Cấp giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời và biển số xe tạm thời: Trong ngày.
3. Cấp lần đầu, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe, cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe: Không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cấp lại biển số xe bị mất, biển số xe bị mờ, hỏng: Không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất: Không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo đó, khi đã làm thủ tục để được cấp biển số xe lần đầu thì sau khi cán bộ có thẩm quyền cấp biển số nhận đủ hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hành cấp biển số xe.
Việc cấp đăng ký, biển số xe lần đầu được quy định tại Điều 10, Thông tư 58, cụ thể:
- Chủ xe nộp giấy tờ và xuất trình giấy tờ của chủ xe theo quy định tại
- Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe kiểm tra hồ sơ và thực tế xe đầy đủ đúng quy định;
- Hướng dẫn chủ xe bấm chọn biển số trên hệ thống đăng ký xe;
- Chủ xe nhận giấy hẹn trả giấy chứng nhận đăng ký xe, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số;
- Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe hoàn thiện hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định.
Tác giả: Đình Sơn
Nguồn tin: Báo VOV