Hầu hết trâu, bò của người dân vùng cao đều được chăn thả trong khu vực nương rẫy, núi đồi cách xa nhà nên việc được tiêm phòng dịch kịp thời rất khó khăn. Do đó dễ xảy ra dịch bệnh và khi đã mắc phải dịch lây lan nhanh chóng. Ảnh: Minh Khuê |
Thời gian vừa qua đàn trâu bò ở một số bản của xã Bảo Nam (Kỳ Sơn) có hiện tượng kém ăn, miệng sùi bọt, móng bị bong ra. Chỉ trong mấy ngày, dịch bệnh này đã lây lan nhanh đe dọa đàn gia súc. Ảnh: Minh Khuê |
Trong điều kiện khó khăn, các hộ dân đã dùng cách dân gian để chữa bệnh cho trâu, bò, ấy là cách dùng lá cây rừng. Ảnh: Minh Khuê |
Theo "bí quyết" của người dân, loại lá dùng để chữa bệnh lở mồm long móng phải là loại lá chua, càng chua càng nhanh khỏi bệnh. Tốt nhất là dùng lá cây sông vì lá này vừa chua vừa không mang độc tố. Ảnh: Minh Khuê |
Nếu không có lá sông có thể dùng loại quả nhỏ có lớp muối bên ngoài. Ảnh: Minh Khuê |
Lá được đưa vào cỗi giã nát. Ảnh: Minh Khuê |
Sau đó gạn lấy nước và cho vào chai để dùng. Ảnh: Minh Khuê |
Nước này một phần cho trâu bò uống, một phần dùng để bôi rửa những nơi bị lở, long. Ông Cụt Văn May ở bản Huồi Lau (xã Bảo Nam - Kỳ Sơn) cho biết, nếu phát hiện sớm và chữa theo cách này thì chỉ sau 2-3 ngày trâu, bò sẽ khỏi, muộn thì 4-5 ngày. Nói về cách chữa này, ông Nguyễn Công Hiếu - trưởng phòng thú y huyện Kỳ Sơn cũng xác nhận: Đây là cách chữa của dân gian mang lại hiệu quả cao nhưng trong lúc chữa cần kết hợp với các biện pháp khử trùng chuồng trại. Ảnh: Minh Khuê |
Tác giả: Minh Khuê
Nguồn tin: Báo Nghệ An