Cái cù lao ngày trước (ảnh chụp tại Bảo tàng TP.Cần Thơ).
Nhưng khác với những cái tên cù lao như trên, cái cù lao dùng trong bữa ăn là một vật dụng mà thời trước làm bằng thau, sau này người ta dùng nhôm thay thế. Hình dáng của nó cũng khá độc đáo, nhìn giống tựa cái chân đèn trên bàn thờ ông bà, nhưng phức tạp hơn. Hình trụ tròn chủ đạo, phía dưới có ống rỗng với chức năng chứa tro, than, ở giữa có vòng tròn lớn mở miệng. Thức ăn chứa vào đây, trên có nắp đậy. Chính giữa vẫn là một trụ tròn với chức năng chứa than. Than cháy đỏ sẽ làm cho thức ăn chứa ở giữa sôi ùng ục.
Mỗi khi nhà có đám tiệc hay lễ tết quan trọng, chắc chắn phải dùng đến cái cù lao dùng trong bữa ăn. Thường thì lòng heo, gà, vịt được nấu với củ sắn (củ đậu), bắp cải, củ cà rốt nấm rơm, thêm ít tôm khô, khô mực nướng để tạo mùi. Hành lá, ớt tỉa xắt bông rất đẹp mặt xếp lên trên. Khi dọn ra người ta mới chế nước súp nấu từ xương heo gà vào. Thực ra đây là món canh ăn nóng. Nhưng nếu không có cái cù lao thì thật khó thực hiện.
Nhiều khi người ta nấu canh chua ếch, lươn hay món vịt nấu chao, … cần phải ăn nóng, nhà có sẵn vật dụng này thì người cũng múc thức ăn cho vào cù lao rồi mới bày ra mâm mời bà con, anh em cùng thưởng thức.
Ngày trước không có bếp gaz, bếp điện, nên việc nghĩ ra cái cù lao dùng trong bữa ăn quả là một nghệ thuật sáng tạo của người bình dân miền sông nước.
Cù lao trong mâm cúng giỗ ở miền Tây.
Cái cù lao dùng trên bàn ăn ngày nay.
Tác giả bài viết: Hồng Khuyên