Khi dự thảo tuyển sinh đại học 2017 vừa được công bố, nhiều chuyên gia khẳng định không cần lo ngại việc bỏ điểm sàn dẫn tới tình trạng hạ điểm chuẩn và tuyển sinh ồ ạt vì “các trường phải tự giữ uy tín” và “thí sinh biết cân nhắc”.
Tuy nhiên, những người khác cho rằng với tâm lý thích đại học của phụ huynh, học sinh cùng nhu cầu tuyển đủ sinh viên để đảm bảo nguồn thu, duy trì hoạt động của trường, nhiều thí sinh chỉ đạt 8, 9 điểm ba môn cũng có thể trúng tuyển.
Trên thực tế, tâm lý chuộng bằng cấp còn phổ biến ở nước ta. Nhiều gia đình thúc ép con học để đỗ đại học, không thua bè kém bạn.
Tuy nhiên, những người khác cho rằng với tâm lý thích đại học của phụ huynh, học sinh cùng nhu cầu tuyển đủ sinh viên để đảm bảo nguồn thu, duy trì hoạt động của trường, nhiều thí sinh chỉ đạt 8, 9 điểm ba môn cũng có thể trúng tuyển.
Trên thực tế, tâm lý chuộng bằng cấp còn phổ biến ở nước ta. Nhiều gia đình thúc ép con học để đỗ đại học, không thua bè kém bạn.
Áp lực đỗ đại học là gánh nặng với nhiều học sinh lớp 12. Ảnh: Phước Tuần.
Minh Tâm, một học sinh lớp 12 ở Hà Nội, chia sẻ nếu chỉ đạt 9 điểm, em không ngại học trường kém chất lượng vì không chịu nổi sức ép từ bố mẹ hay cảm giác thua thiệt khi bạn bè đều đến giảng đường.
Đây cũng là lựa chọn của không ít học sinh với những lý do khác nhau. Một số em quyết định theo học trường lấy điểm chuẩn thấp rồi vừa học vừa ôn thi lại. Những em khác coi một năm học tạm là thời gian để chuẩn bị du học.
Trong khi đó, Thùy Dung, học sinh ở Hà Tĩnh, thẳng thắn thừa nhận khả năng học tập của mình không tốt. Nếu đỗ trường lấy 8, 9 điểm, em sẽ theo học.
Em cũng không lo thất nghiệp nếu học trường kém. Gia đình đủ khả năng thu xếp việc làm, chỉ cần nữ sinh có bằng đại học.
Nhiều phụ huynh cũng sẵn sàng cho con theo học trường lấy điểm thấp vì lo ngại các em sẽ nhiễm thói hư tật xấu nếu ở nhà trong một năm.
Chị Huyền Trang, một phụ huynh ở Hà Nội, cho biết chỉ cần con muốn học, chị sẽ đồng ý. Nữ phụ huynh tin tưởng điểm số không quyết định được năng lực của một người, con chị học kém môn tự nhiên không có nghĩa không có năng khiếu ở lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, một số phụ huynh, học sinh cho rằng việc theo học một trường lấy điểm chuẩn thấp chỉ lãng phí thời gian và tiền bạc. Nhiều người thậm chí quan niệm đó là trường cho con nhà giàu và môi trường học tập như vậy khiến người trẻ đánh mất chí tiến thủ.
Chất lượng giáo dục của những trường lấy điểm chuẩn thấp luôn là mối quan tâm của các bậc phụ huynh, học sinh và giáo viên. Không ít người nhận định trường chất lượng thấp đồng nghĩa giảng viên trình độ "còi", không thể phát huy hết năng lực của sinh viên.
Một giảng viên chia sẻ trường cố tuyển đủ sinh viên bất chấp chất lượng khiến ông gặp khó khăn trong công tác giảng dạy do chất lượng đầu vào quá thấp. Việc hạ điểm chuẩn để vơ vét thí sinh như con dao 2 lưỡi.
Thực tế, Bộ GD&ĐT bỏ sàn sẽ giúp càng trường tốp dưới có thêm nguồn tuyển nhưng việc tuyển vào những thí sinh kém sẽ ảnh hưởng uy tín, cũng như chất lượng đào tạo của trường, đặc biệt khi chưa đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng và siết đầu ra.
Điều này cũng đồng nghĩa nguy cơ sinh viên thất nghiệp sẽ tăng cao khi đầu vào được "mở cửa", đầu ra chưa "thắt chặt".
Tác giả bài viết: Nguyễn Sương
Nguồn tin: