Kể từ năm 2018, Chính phủ sẽ tiến hành siết chặt các quy định về quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông. Đây là lý do dẫn đến sự ra đời của Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin mạng và an toàn thông tin mạng. Dự kiến Nghị định này sẽ có hiệu lực vào năm 2018, thay thế Nghị định số 174/2013/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 49/2017/NĐ-CP.
Có một điều đáng lưu ý khi bản dự thảo nghị định quy định khá chi tiết về các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong số đó, có nhiều quy định gắn liền với việc quản lý các hoạt động trên mạng xã hội, vốn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý do còn thiếu cơ sở về hành lang pháp lý.
Cụ thể hơn, nghị định này quy định chi tiết về việc đăng ký thông tin cá nhân chính xác khi sử dụng mạng xã hội. Bên cạnh đó, những hành vi sử dụng mạng xã hội vào mục đích đăng tải thông tin xuyên tạc, bịa đặt hoặc gây ảnh hưởng, xúc phạm đến danh dự cá nhân, tổ chức cũng sẽ bị pháp luật xử lý.
Theo đó, hành vi cung cấp thông tin không chính xác khi đăng ký thông tin cá nhân trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt từ 2 – 5 triệu đồng. Trong trường hợp sử dụng thông tin cá nhân của người khác để tạo tài khoản trên mạng xã hội, hành vi này sẽ bị xử phạt với số tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với các hành vi sử dụng mạng xã hội để: Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước; Cung cấp bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;Cung cấp các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm; Cung cấp thông tin kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, lô đề, cờ bạc, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Trong trường hợp cố ý truy nhập trái phép tài khoản mạng xã hội của các cá nhân, tổ chức khác, người vi phạm sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt từ 30 – 50 triệu đồng.
Với những quy định cụ thể và chi tiết, sau thời điểm năm 2018, có thể sẽ xuất hiện nhiều vụ việc cười ra nước mắt xảy ra khi một ông chồng nào đó tố cáo vợ mình tự ý đăng nhập vào tài khoản Facebook. Trong trường hợp này, chiếu theo dự thảo nghị định mới được đưa ra, người vợ có thể bị phạt số tiền từ 30 – 50 triệu đồng.
Khi Nghị định mới được phê duyệt và triển khai, có thể dự báo trước về những tác động mạnh của nghị định này đối với thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt. Đặc biệt là khi, mạng xã hội đang ngày càng trở nên phức tạp và xuất hiện nhiều biến tướng theo chiều hướng xấu.
Có một điều đáng lưu ý khi bản dự thảo nghị định quy định khá chi tiết về các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong số đó, có nhiều quy định gắn liền với việc quản lý các hoạt động trên mạng xã hội, vốn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý do còn thiếu cơ sở về hành lang pháp lý.
Cụ thể hơn, nghị định này quy định chi tiết về việc đăng ký thông tin cá nhân chính xác khi sử dụng mạng xã hội. Bên cạnh đó, những hành vi sử dụng mạng xã hội vào mục đích đăng tải thông tin xuyên tạc, bịa đặt hoặc gây ảnh hưởng, xúc phạm đến danh dự cá nhân, tổ chức cũng sẽ bị pháp luật xử lý.
Theo đó, hành vi cung cấp thông tin không chính xác khi đăng ký thông tin cá nhân trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt từ 2 – 5 triệu đồng. Trong trường hợp sử dụng thông tin cá nhân của người khác để tạo tài khoản trên mạng xã hội, hành vi này sẽ bị xử phạt với số tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với các hành vi sử dụng mạng xã hội để: Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước; Cung cấp bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;Cung cấp các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm; Cung cấp thông tin kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, lô đề, cờ bạc, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Trong trường hợp cố ý truy nhập trái phép tài khoản mạng xã hội của các cá nhân, tổ chức khác, người vi phạm sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt từ 30 – 50 triệu đồng.
Với những quy định cụ thể và chi tiết, sau thời điểm năm 2018, có thể sẽ xuất hiện nhiều vụ việc cười ra nước mắt xảy ra khi một ông chồng nào đó tố cáo vợ mình tự ý đăng nhập vào tài khoản Facebook. Trong trường hợp này, chiếu theo dự thảo nghị định mới được đưa ra, người vợ có thể bị phạt số tiền từ 30 – 50 triệu đồng.
Khi Nghị định mới được phê duyệt và triển khai, có thể dự báo trước về những tác động mạnh của nghị định này đối với thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt. Đặc biệt là khi, mạng xã hội đang ngày càng trở nên phức tạp và xuất hiện nhiều biến tướng theo chiều hướng xấu.
Tác giả: Tuấn Nghĩa
Nguồn tin: Báo VietNamNet
Nguồn tin: Báo VietNamNet