Theo chia sẻ của các trường, đây là kết quả từ nhiều chính sách đổi mới của ngành Giáo dục. Đặc biệt, công tác phân luồng HS và nhận thức của xã hội đã có nhiều thay đổi tích cực…
“Gỡ khó” nhờ chính sách đổi mới
Theo chia sẻ của lãnh đạo các trường CĐ, dù chỉ qua mấy ngày đầu của đợt 1 xét tuyển nhưng tình hình thí sinh nộp hồ sơ rất khả quan. Theo dự báo, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường CĐ, TCCN năm nay sẽ khởi sắc sau bao năm khó khăn, èo uột. Qua tìm hiểu của chúng tôi, thí sinh bắt đầu “quan tâm” đến bậc CĐ là do một số chính sách, đổi mới tích cực từ phía ngành Giáo dục. Đặc biệt là những chính sách như: Bỏ điểm sàn tuyển sinh hệ CĐ; các trường ĐH giảm chỉ tiêu tuyển sinh hệ CĐ… Trong đó quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục ĐH (Thông tư 32) mà Bộ GD&ĐT ban hành như là chiếc “phao cứu sinh” cho các trường CĐ và trung cấp.
“Thông tư 32 đã trả các trường ĐH về đúng với chức năng của nó khi yêu cầu: Cơ sở giáo dục ĐH không được đào tạo trình độ CĐ, trung cấp trừ các cơ sở giáo dục ĐH thuộc khối ngành nghệ thuật và các cơ sở giáo dục ĐH thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có cơ sở đào tạo CĐ, trung cấp khối ngành khoa học giáo dục, giáo viên… Chính sách này sẽ tác động tích cực đến công tác phân luồng cho các hệ đào tạo sau THPT như CĐ, trung cấp, nghề; đồng thời góp phần đảm bảo cân đối lại quy mô đào tạo cũng như nhu cầu nguồn nhân lực”, lãnh đạo một trường CĐ ở tỉnh Vĩnh Long, cho biết.
Năm nay, Quy chế tuyển sinh đã quy định bỏ điểm sàn tuyển sinh hệ CĐ. Theo đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với hệ CĐ là tốt nghiệp THPT. Đây là một trong những điểm mới được đưa ra trong Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015 ngày 26/2/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Như vậy, theo quy định mới trong xét tuyển vào các trường CĐ, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là có thể được nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường CĐ nghề hoặc CĐ khác. Về phía các trường CĐ có thể tuyển chọn người vào học dựa trên kết quả tốt nghiệp THPT của thí sinh theo kết quả cao nhất cho đến hết chỉ tiêu. Ngoài ra, các trường có quyền đưa thêm những quy định, điều kiện cần thiết để có được nguồn tuyển vào trường đảm bảo chất lượng…
Trao đổi về đổi mới này, thạc sĩ Huỳnh Ngọc Chinh - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, cho biết: Việc không quy định điểm sàn bậc CĐ giúp các trường chủ động hơn trong tuyển sinh và chọn được thí sinh khá, giỏi… “Các thí sinh cần lưu ý, cân nhắc nộp hồ sơ vào trường ở nguyện vọng 1 sẽ có cơ hội đậu cao hơn các nguyện vọng bổ sung. Trường sẽ xét ưu tiên ngành thứ nhất, nếu không đủ chỉ tiêu thì mới xét đến ngành thứ 2. Nếu nguyện vọng 1 trường xét tuyển đủ số chỉ tiêu trên thì không xét đến các nguyện vọng bổ sung”.
Khi các trường chủ động
Ngoài những nguyên nhân khách quan như việc bỏ điểm sàn tuyển sinh hệ CĐ; các trường ĐH giảm chỉ tiêu tuyển sinh hệ CĐ hay việc phân luồng hiệu quả và nhận thức xã hội đối với bậc đào tạo CĐ, trung cấp có chuyển biến tích cực thì bản thân các trường CĐ, trường nghề cũng phải chủ động. Mùa tuyển sinh năm 2016, bên cạnh tăng chỉ tiêu, thêm ngành học mới, các trường CĐ, trung cấp còn thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, học bổng đối với thí sinh (nhất là tân HS, sinh viên).
Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ có quy định chính sách học bổng đối với HS, SV hệ chính quy của trường. Theo đó, trường có 3 loại học bổng khuyến khích gồm: Học bổng khuyến khích học tập; học bổng chính sách và học bổng chính sách nội trú dành cho HS, SV.
Theo TS Đỗ Thị Tuyết Nhung - Phó Hiệu trưởng nhà trường, 3 đối tượng thụ hưởng chính sách học bổng khuyến khích học tập gồm: HS, SV có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện; HS, SV đạt thành tích cao trong các đợt sơ kết, tổng kết thi đua học kỳ, năm học và các kỳ thi khác do địa phương, khu vực, quốc gia tổ chức; thủ khoa các ngành học bậc CĐ trong kỳ tuyển sinh mỗi năm.
Trong đó, trường dành khoản kinh phí đáng kể để trao học bổng cho HS, SV thủ khoa các ngành học bậc CĐ trong kỳ tuyển sinh hằng năm. Căn cứ kết quả tuyển sinh Kỳ thi THPT quốc gia, dựa trên tổng số điểm thi các môn trong tổ hợp lựa chọn xét tuyển theo ngành thuộc bậc CĐ, trường cấp cho mỗi thủ khoa ngành một suất học bổng có giá trị bằng học phí học kỳ I năm học đầu tiên. Dự kiến năm nay, trường dành khoảng 40 triệu đồng cho tân HS, SV đạt thủ khoa các ngành.
Trước đây việc nhiều trường ĐH đào tạo cả hệ CĐ, trung cấp với rất nhiều chỉ tiêu là một trong những lí do khiến các trường CĐ tuyển sinh “èo uột” và các trường trung cấp cũng “thê thảm”. Hiện nay, khó khăn này đã được tháo gỡ và có cơ chế, quy định rõ từ Bộ GD&ĐT. Khó khăn trong khâu tuyển sinh có thể là nhất thời, song điều quan trọng nhất để các trường CĐ, trung cấp thu hút được người học không còn cách nào khác chính là chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, quan tâm đến đầu ra cho người học.
“Gỡ khó” nhờ chính sách đổi mới
Theo chia sẻ của lãnh đạo các trường CĐ, dù chỉ qua mấy ngày đầu của đợt 1 xét tuyển nhưng tình hình thí sinh nộp hồ sơ rất khả quan. Theo dự báo, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường CĐ, TCCN năm nay sẽ khởi sắc sau bao năm khó khăn, èo uột. Qua tìm hiểu của chúng tôi, thí sinh bắt đầu “quan tâm” đến bậc CĐ là do một số chính sách, đổi mới tích cực từ phía ngành Giáo dục. Đặc biệt là những chính sách như: Bỏ điểm sàn tuyển sinh hệ CĐ; các trường ĐH giảm chỉ tiêu tuyển sinh hệ CĐ… Trong đó quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục ĐH (Thông tư 32) mà Bộ GD&ĐT ban hành như là chiếc “phao cứu sinh” cho các trường CĐ và trung cấp.
“Thông tư 32 đã trả các trường ĐH về đúng với chức năng của nó khi yêu cầu: Cơ sở giáo dục ĐH không được đào tạo trình độ CĐ, trung cấp trừ các cơ sở giáo dục ĐH thuộc khối ngành nghệ thuật và các cơ sở giáo dục ĐH thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có cơ sở đào tạo CĐ, trung cấp khối ngành khoa học giáo dục, giáo viên… Chính sách này sẽ tác động tích cực đến công tác phân luồng cho các hệ đào tạo sau THPT như CĐ, trung cấp, nghề; đồng thời góp phần đảm bảo cân đối lại quy mô đào tạo cũng như nhu cầu nguồn nhân lực”, lãnh đạo một trường CĐ ở tỉnh Vĩnh Long, cho biết.
Năm nay, Quy chế tuyển sinh đã quy định bỏ điểm sàn tuyển sinh hệ CĐ. Theo đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với hệ CĐ là tốt nghiệp THPT. Đây là một trong những điểm mới được đưa ra trong Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015 ngày 26/2/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Như vậy, theo quy định mới trong xét tuyển vào các trường CĐ, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là có thể được nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường CĐ nghề hoặc CĐ khác. Về phía các trường CĐ có thể tuyển chọn người vào học dựa trên kết quả tốt nghiệp THPT của thí sinh theo kết quả cao nhất cho đến hết chỉ tiêu. Ngoài ra, các trường có quyền đưa thêm những quy định, điều kiện cần thiết để có được nguồn tuyển vào trường đảm bảo chất lượng…
Trao đổi về đổi mới này, thạc sĩ Huỳnh Ngọc Chinh - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, cho biết: Việc không quy định điểm sàn bậc CĐ giúp các trường chủ động hơn trong tuyển sinh và chọn được thí sinh khá, giỏi… “Các thí sinh cần lưu ý, cân nhắc nộp hồ sơ vào trường ở nguyện vọng 1 sẽ có cơ hội đậu cao hơn các nguyện vọng bổ sung. Trường sẽ xét ưu tiên ngành thứ nhất, nếu không đủ chỉ tiêu thì mới xét đến ngành thứ 2. Nếu nguyện vọng 1 trường xét tuyển đủ số chỉ tiêu trên thì không xét đến các nguyện vọng bổ sung”.
Khi các trường chủ động
Ngoài những nguyên nhân khách quan như việc bỏ điểm sàn tuyển sinh hệ CĐ; các trường ĐH giảm chỉ tiêu tuyển sinh hệ CĐ hay việc phân luồng hiệu quả và nhận thức xã hội đối với bậc đào tạo CĐ, trung cấp có chuyển biến tích cực thì bản thân các trường CĐ, trường nghề cũng phải chủ động. Mùa tuyển sinh năm 2016, bên cạnh tăng chỉ tiêu, thêm ngành học mới, các trường CĐ, trung cấp còn thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, học bổng đối với thí sinh (nhất là tân HS, sinh viên).
Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ có quy định chính sách học bổng đối với HS, SV hệ chính quy của trường. Theo đó, trường có 3 loại học bổng khuyến khích gồm: Học bổng khuyến khích học tập; học bổng chính sách và học bổng chính sách nội trú dành cho HS, SV.
Theo TS Đỗ Thị Tuyết Nhung - Phó Hiệu trưởng nhà trường, 3 đối tượng thụ hưởng chính sách học bổng khuyến khích học tập gồm: HS, SV có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện; HS, SV đạt thành tích cao trong các đợt sơ kết, tổng kết thi đua học kỳ, năm học và các kỳ thi khác do địa phương, khu vực, quốc gia tổ chức; thủ khoa các ngành học bậc CĐ trong kỳ tuyển sinh mỗi năm.
Trong đó, trường dành khoản kinh phí đáng kể để trao học bổng cho HS, SV thủ khoa các ngành học bậc CĐ trong kỳ tuyển sinh hằng năm. Căn cứ kết quả tuyển sinh Kỳ thi THPT quốc gia, dựa trên tổng số điểm thi các môn trong tổ hợp lựa chọn xét tuyển theo ngành thuộc bậc CĐ, trường cấp cho mỗi thủ khoa ngành một suất học bổng có giá trị bằng học phí học kỳ I năm học đầu tiên. Dự kiến năm nay, trường dành khoảng 40 triệu đồng cho tân HS, SV đạt thủ khoa các ngành.
Trước đây việc nhiều trường ĐH đào tạo cả hệ CĐ, trung cấp với rất nhiều chỉ tiêu là một trong những lí do khiến các trường CĐ tuyển sinh “èo uột” và các trường trung cấp cũng “thê thảm”. Hiện nay, khó khăn này đã được tháo gỡ và có cơ chế, quy định rõ từ Bộ GD&ĐT. Khó khăn trong khâu tuyển sinh có thể là nhất thời, song điều quan trọng nhất để các trường CĐ, trung cấp thu hút được người học không còn cách nào khác chính là chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, quan tâm đến đầu ra cho người học.
TS Đỗ Thị Tuyết Nhung chia sẻ: “Bên cạnh nguồn lực, trường đang chuẩn bị các điều kiện phục vụ việc đăng ký xét tuyển thí sinh vào trường. Đồng thời tổ chức sinh hoạt chuyên môn về công tác giảng dạy, cố vấn học tập, quy chế mới… giúp cán bộ, giảng viên chuẩn bị tâm thế tốt nhất để bước vào năm học mới”. |
Tác giả bài viết: Quốc Ngữ