Ảnh minh họa. (Nguồn: huffingtonpost.fr)
Điều này đã gây ra cuộc tranh cãi gay gắt tại Pháp.
Theo các thông tin do tờ Le Canard đăng tải, có hơn 10.000 phụ nữ mang thai có thể đã sử dụng Dépakine từ năm 2007 đến năm 2014 khi mà nguy cơ của loại thuốc này đối với trẻ sơ sinh đã được xác định.
Nghiên cứu này của Cơ quan Dược phẩm quốc gia và Quỹ Bảo hiểm y tế quốc gia đã được chuyển tới Bộ Y tế Pháp từ giữa tháng Bảy, tuy nhiên, bộ này lại quyết định "giấu nhẹm" thông tin trên đối với các gia đình nạn nhân.
Thế nhưng, trong thông báo trên trang web của mình, Bộ Y tế Pháp tuyên bố nghiên cứu này không bị giấu nhẹm đi đối với các gia đình nạn nhân, và Bộ Y tế dự kiến công bố vấn đề trên với Hội trợ giúp phụ huynh các trẻ phải hứng chịu hội chứng từ thuốc chống co giật (APESAC) vào ngày 24/8.
Tháng 2/2016, Tổng cục thanh tra các vấn đề xã hội Pháp (IGAS) ước tính có khoảng 450 trẻ em sinh từ 2006 đến 2014 phải hứng chịu dị tật do Despakine gây ra.
Trả lời tờ France Infom, bà Marine Martin, Chủ tịch APESAC, cho biết ngành công nghiệp dược đã thương mại hóa loại thuốc cực kỳ lợi nhuận này và chính quyền đã đề cho lưu hành từ nhiều năm nay do sợ phải đối đầu với hãng Sanofi.
Theo luật sư của các nạn nhân chịu ảnh hưởng của Dépakine, hãng Sanoffi và Chính phủ Pháp phải chịu trách nhiệm về vụ việc này./.