Sau khi nhận được sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, anh Nhâm đã san sẻ bớt một khoản tiền nhỏ để hỏi thăm đến 3 gia đình nạn nhân khác trong vụ nổ ở gara ô tô.
Chúng tôi nhận được phản ánh của công dân về vi phạm tại công trình xây dựng hạ tầng quy hoạch chia lô đất ở xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trực tiếp tìm hiểu, chúng tôi ngỡ ngàng trước những vi phạm, điều mà công dân bức xúc. Một câu hỏi lớn được đặt ra là năng lực của đơn vị thi công ra sao và chủ đầu tư thì “vô tình” như thế nào?
Mất sáu năm xây dựng mới hoàn thành, nhưng rồi, công trình trạm bơm vẫn chưa thể đi vào hoạt động, khiến hơn 170 hộ dân ở xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã gần chục năm nay sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, nay thêm phần bức xúc.
Từ nhiều năm nay, 30 hộ dân xóm 6, xóm 7- xã Quỳnh Tân - huyện Quỳnh Lưu phải chịu cảnh đường bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống, sinh hoạt.
Đến xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, để tìm hiểu về ông Nguyễn Huy Chi, người 12 năm tình nguyện gác tàu, chúng tôi được nghe về cuộc tình đẹp như câu chuyện cổ tích của vợ chồng ông.
Suốt 12 năm qua, ông Nguyễn Huy Chi (77 tuổi, ngụ tại xã Quỳnh Tân, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An; thương binh ¼) tình nguyện gác tàu tại đường ngang dân sinh cắt qua đường sắt bắc-nam.
Từ cuộc sống làm thuê vất vả, anh Nguyễn Cảnh Ngân (sinh năm 1989) ở xóm 14, xã miền núi Quỳnh Tân, Quỳnh Lưu đã quyết định về quê khởi nghiệp với 700 nghìn. Sau 4 năm xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp trồng rừng đã cho thu nhập gần 1 tỷ đồng.
Quốc lộ 48E là tuyến đường huyết mạch nối các xã phía tây của huyện gồm Tân Thắng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân với quốc lộ 1A được UBND huyện đầu tư xây dựng và rải thảm nhựa vào năm 2009.
Đập tràn Ông Đề nằm trên đường liên thôn nối xóm 9 đi xóm 12, 13 xã Quỳnh Tân tồn tại cách đây 30 năm với mục đích thoát một phần nước từ sông Vực Mấu mỗi khi mưa lụt để bảo vệ bờ đê và tài sản hoa màu của các hộ dân xung quang. Trước đây do trục đường đắp bằng đất đỏ nên mỗi khi mưa to nước tràn chảy qua xói hết trụ đường gây khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông qua đoạn đường này. Đặc biệt Trường Tiểu học Quỳnh Tân B cách đó không xã hàng ngày có hàng trăm em học sinh phải đi qua đây. Vào mùa mưa lũ nước dâng cao khoảng 1 mét chảy xiết khiến các em đi lại rất khó khăn, có nhiều em bị cuốn trôi cả xe đạp và người xuống cống phải kêu cứu người dân giúp đỡ.
Sáng ngày 8/10, tại xã Quỳnh Thắng, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu tổ chức lễ bàn giao bê cái lai SIND theo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 năm 2016 cho các hộ dân thuộc vào diện nghèo của 3 xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân và Quỳnh Hoa. Dự lễ có đồng chí Đặng Ngọc Bình – UV BTV HU – PCT UBND huyện và đại diện các phòng, ban cấp huyện.
Sáng ngày 22/9, dưới sự chủ trì của NGƯT Hồ Ngọc Dũng – UV BTV HU – PCT thường trực UBND huyện, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ huyện, đ/c Lê Thị Huế - Chuyên trách Hội chữ thập đỏ huyện cùng 3 đồng chí là UVBTV Hội gồm: Nguyễn Anh Tuấn – PCT UB MTTQ huyện, Vũ Thị Hiền – Phó phòng giáo dục và đào tạo huyện, Nguyễn Thị Minh – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Quỳnh Tân, Hội chữ thập đỏ huyện Quỳnh Lưu đã tổ chức đại hội đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Hướng tới kỷ niệm 86 năm ngày thành lập hội nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2016), sáng ngày 20/9, tại xã Ngọc Sơn, Hội Nông dân huyện Quỳnh Lưu tổ chức Hội thi "Nhà nông đua tài" lần thứ IV năm 2016 tại cụm 3 gồm các xã Quỳnh Tam, Quỳnh Châu, Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng, Quỳnh Hoa, Tân Sơn, Ngọc Sơn và Tân Thắng.
Mới đi xuất khẩu lao động sang Ả Rập Xê Út được 3 tháng, thế nhưng nhiều ngày qua chị Nguyễn Thị Hồng (SN 1975) trú ở xã Quỳnh Tân, Quỳnh Lưu (Nghệ An) nhiều lần gọi về gia đình cầu cứu, mong được về nước vì bị chủ lao động đánh đập, ngược đãi.
Trường Mầm non xã Quỳnh Tân (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) mới ra một quy định "lạ đời", đó là không tuyển học sinh là con thứ 3 trở lên trong gia đình vì cho rằng những hộ dân này vi phạm quy định kế hoạch hóa gia đình.
Sáng ngày 22/8, ông Võ Minh Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, sau khi nhận được thông tin những học sinh thuộc trường hợp sinh con thứ ba không được nhập học tại xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu), Phòng đã làm việc với Ban thường vụ xã và Trường mầm non để chấn chỉnh lại sự việc.
Câu chuyện xảy ra tại xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Theo chủ tịch UBND xã Quỳnh Tân Hồ Minh Mậu, đây là giải pháp trước mắt bởi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
Sáng ngày 16/8, tại xã Quỳnh Châu, Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII gồm các ông, bà: Lê Đức Cường- TUV- Chánh văn phòng UBND tỉnh; Nguyễn Lương Hồng- Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh cùng các đại biểu HĐND huyện khóa XIX được bầu tại đơn vị bầu cử số 1,2,3,4,5,6 và 14 đã có buổi tiếp xúc với cử tri 17 xã gồm Quỳnh Hậu, Quỳnh Diễn, Quỳnh Giang, Cầu Giát, Quỳnh Tân, Quỳnh Hoa, Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Quỳnh Tam, Quỳnh Châu, Ngọc Sơn, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Văn, Quỳnh Lâm, Quỳnh Thạch, Quỳnh Hồng. Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Quý- HUV- Phó chủ tịch UBND huyện, đại diện các phòng, ban ngành huyện.
Chiều ngày 5/8, Tại Gác 3 huyện ủy dưới sự điều hành của Ông Nguyễn Hữu Viên – Chủ tịch UBMTTQ huyện, các đại biểu đã tập trung đề xuất kiến nghị của cử tri các xã Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Quỳnh Lâm, Quỳnh Châu, Ngọc Sơn, Quỳnh Tam. Tham dự có đồng chí Lê Thành Nhân – Bí thư huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện, đ/c Đặng Ngọc Bình – UVBTVHU – Phó chủ tịch UBND huyện, đại diện các ban ngành đoàn thể, các cơ quan đơn vị liên quan như Điện lực, Chi cục Thuế, Bảo hiểm xã hội.
Những năm gần đây, ở Quỳnh Lưu xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình, trang trại chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Trang trại nuôi bò sữa, bò thịt, lợn thịt, lợn rừng, hươu, nai... ở các xã Quỳnh Tân, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Thắng, Quỳnh Bảng, Quỳnh Đôi, Quỳnh Tam...; trong đó, mô hình nuôi hươu lấy nhung, nai lấy lộc đang được người dân xem là hướng làm giàu nhiều triển vọng.
Bốn năm rồi, hai chị em Nguyễn Thị Thương (SN 2003) và Nguyễn Mạnh Hùng (SN 2005, ngụ xóm 14, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) không có Tết. Tết đối với hai đứa trẻ này là cơn ác mộng khi đó chính là ngày xảy ra án mạng gia đình, cha sát hại mẹ.
Bãi rác Ngọc sơn của huyện Quỳnh Lưu được quy hoạch và chính thức đi vào sử dụng từ tháng 4 năm 2013 nhằm thu gom, phân loại và xử lý rác thải trên địa bàn toàn huyện, giải quyết bài toàn quá tải và ô nhiễm rác thải từ khu dân cư. Thế nhưng sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, bãi rác mới chỉ làm tốt vai trò “chứa rác”, còn nhiệm vụ quan trọng nhất xử lý rác thải đang còn bỏ ngỏ khiến việc ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt nguồn nước thải từ bãi rác trực tiếp xả thẳng xuống đập An Ngãi (hay còn gọi là hồ Bà Tùy) khiến hơn 10 nghìn dân xã Quỳnh Tân thấp thỏm lo âu.
Vừa đến xin làm người giúp việc được vài ngày, Nguyễn Thị Hiền (SN 1979) trú tại xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An phát hiện chủ nhà là chị Trần Ngọc Quỳnh có nhiều tiền mặt, thường để trong túi xách treo tại phòng ngủ, đã nảy sinh ý đồ trộm cắp.
Chiều ngày 29/5, ông Hồ Minh Mậu, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa có một người bị điện giật tử vong khi đang thi công hệ thống cáp.
2 tháng tuổi, cháu Hồ Minh Cu ở thôn 16, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An – nhân vật VTNA mã số 154 cũng đã gắn bó với bệnh viện chừng ấy thời gian vì bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Chưa vượt qua cảnh cơ hàn, gia đình bé tiếp tục chịu tai họa ập đến khi cận Tết bố và chị ở nhà bị bỏng do nổ khí ga.
Chào đời với sức khỏe ổn định, nhưng chỉ sau vài ngày bú sữa, cháu bé bỗng lừ đừ dẫn đến hôn mê. Đến giờ, khắp cơ thể bé bong tróc, chân tay co quắp không thể duỗi ra được. Hoàn cảnh mà chúng tôi nói trên đây là cháu Hồ Minh Cu, 2 tháng tuổi, ở thôn 16, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Ít ai ngờ, có một ngày em Nguyễn Đình Hải, 19 tuổi, thông minh, dí dỏm, chăm chỉ làm việc kiếm tiền nuôi mẹ tật nguyền lại mắc bệnh ung thư máu. Cậu thanh niên hiếu thảo ấy ở thôn 14, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An giờ phải xem bệnh viện là nhà. Éo le hơn, 5 tháng trước gia đình Hải được xét thoát nghèo nay lại rơi vào cảnh nghèo túng, bần hàn, phải vay lãi để trả tiền viện phí.