Xã hội

Quỳnh Lưu: Đón nhận bằng di tích lịch sử cây thị 350 năm

Sáng ngày 11/8, Hội sinh vật cảnh huyện Quỳnh Lưu phối hợp với xã Quỳnh Thạch tổ chức lễ đón bằng công nhận cây thị là cây di tích lịch sử Quốc gia. Tham dự buổi lễ về phía tỉnh có ông Võ Ngọc Trân – PCT Hội Sinh vật cảnh tỉnh Nghệ An, về phía huyện có ông Đặng Nho Nhã – CT Hội SVC huyện.

Cây thị nằm trong khuôn viên của gia đình anh Đặng Ngọc Kim ở thôn Lam Cầu, xã Quỳnh Thạch có tuổi thọ 350 năm. Theo lời kể của các bậc cao niên thôn Lam Cầu ngày nay là làng Kẻ Tràm xưa kia có cư dân của 3 dòng họ gồm: nhất Nguyễn, nhì Phan, tam Đặng sống bên sườn dãy núi Thất Sơn.
a2
Cây thị có tuổi thọ 350 năm.

Dân Lam Cầu trồng ở 7 ngọn núi Thất Sơn 7 cây thị, hàng năm cho ra hoa kết trái sum xuê, quả ngọt nhưng đặc biệt cây thị hiện nay đang tồn tại cho ra 2 loại quả hình dáng và hương vị khác nhau. Trong thời kỳ phong kiến, qua nhiều triều đại, các vua quan nhân sỹ trên đường đi kinh lý về kinh ứng thi đã từng nghĩ bên gốc cây thị này khi người và ngựa đã thấm mệt. Tháng 8/1949, thực dân Pháp đổ bộ vào huyện Quỳnh Lưu, huyện đã huy động du kích xã đào hầm bí mật dưới tán cây thị nhằm tập kết vũ khí, lương thực chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chống càn.
a3
Phía dưới thân cây thị hình nhiều hoa văn trông tựa như những lục bình.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, huyện đội Quỳnh Lưu đã đặt đài quan sát chỉ huy đơn vị pháo 12 ly 7 trực chiến bảo vệ tuyến đường huyết mạch quốc lộ 1A, trọng điểm bỏ bom bắn phá của máy bay Mỹ ở cầu hàng và ga Cầu Giát. Cây thị ngày nay cũng là nơi tụ hội lớp lớp cha anh trước lúc lên đường nhập ngũ ra chiến trận đánh Mỹ cứu nước.

Trải qua hàng trăm năm sương gió, nắng mưa khắc nghiệt làm cho thân cây có nhiều u bướu và rêu mọc nhiều nhìn rất cổ kính. Bên cạnh có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, nay cây thị góp phần tăng thêm cho vẻ đẹp quê hương. Từ đây, sẽ thêm nhiều người biết đến tham quan chiêm ngưỡng.

a1
Đại diện hội SVC tỉnh Nghệ An trao bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc gia cây thị cho cán bộ, nhân dân thôn Lam Cầu, xã Quỳnh Thạch.

Tại buổi lễ, đại diện hội SVC tỉnh Nghệ An đã trao bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc gia cây thị cho cán bộ, nhân dân thôn Lam Cầu, xã Quỳnh Thạch. Đồng thời, có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc cây di sản quý hiếm mày./.

Tác giả bài viết: Hồng Diện (Đài Quỳnh Lưu)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP