Số liệu mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy trong tháng 3 có thêm 6.700 ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam với mức giá trung bình 394 triệu đồng/chiếc (chưa bao gồm các loại thuế phí).
Tính chung 3 tháng đầu năm 2017, đã có hơn 16.300 chiếc ô tô con nhập khẩu về Việt Nam, với giá khai báo hải quan trung bình là 328 triệu đồng/chiếc (chưa gồm thuế phí).
So với cùng kỳ năm 2016, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2017 đã tăng tới hơn 2 lần. Bởi 3 tháng năm 2016 chỉ có 6.900 chiếc ô tô con nhập về Việt Nam với giá nhập trung bình hơn 418 triệu đồng/chiếc (chưa gồm thuế phí).
Điều đó cho thấy, giá ô tô nhập về Việt Nam trong những tháng đầu năm 2017 thấp hơn 90 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2016.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2017, đã có hơn 16.300 chiếc ô tô con nhập khẩu về Việt Nam, với giá khai báo hải quan trung bình là 328 triệu đồng/chiếc (chưa gồm thuế phí).
So với cùng kỳ năm 2016, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2017 đã tăng tới hơn 2 lần. Bởi 3 tháng năm 2016 chỉ có 6.900 chiếc ô tô con nhập về Việt Nam với giá nhập trung bình hơn 418 triệu đồng/chiếc (chưa gồm thuế phí).
Điều đó cho thấy, giá ô tô nhập về Việt Nam trong những tháng đầu năm 2017 thấp hơn 90 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2016.
Ô tô nhập giảm giá trăm triệu, lượng nhập tiếp tục tăng mạnh
Ô tô nhập tăng mạnh chủ yếu là từ các thị trường ô tô như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan…
Trước tình hình ô tô nhập về Việt Nam tăng cao, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố để tăng cường công tác kiểm tra xuất xứ đối với mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu khi áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Cụ thể, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị hải quan địa phương thực hiện đúng quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, lưu ý kiểm tra việc đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của ASEAN đối với ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Đồng thời, yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng các quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn về C/O hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt và các quy trình kiểm tra xác định xuất xứ ban hành kèm theo Quyết định 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng cục Hải quan và các công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Theo đó, trường hợp có nghi vấn liên quan đến tính hợp lệ của C/O, các thông tin khai báo C/O hay xuất xứ thực tế của hàng hóa nhập khẩu (như có dấu hiệu giả mạo chữ ký, con dấu C/O, sự không phù hợp giữa thông tin về hàng hóa khai báo trên C/O với chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan, nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O hay qua kiểm tra thực tế phát hiện xuất xứ thể hiện trên hàng hóa khác với khai báo, quy định về vận chuyển trực tiếp…), các cục hải quan tỉnh, thành phố phải gửi báo cáo và hồ sơ liên quan về Tổng cục Hải quan để tiến hành xác minh.
Trong thời gian chờ kết quả xác minh, hàng hóa nhập khẩu không được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt mà áp dụng theo mức thuế suất ưu đãi MFN.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tiến hành rà soát C/O của các lô hàng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu đã cho hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt từ ngày 1/1/2017 đến nay. Nếu có dấu hiệu vi phạm, chủ động tổ chức kiểm tra sau thông quan và báo cáo kết quả về Tổng cục Hải quan.
Đại diện Cục Thuế Xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) cho biết: Đến thời điểm hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào gian lận xuất xứ khi nhập khẩu ô tô. Tình trạng nhập khẩu ô tô từ Ấn Độ, ASEAN tăng nhiều nên sẽ tập trung rà soát mạnh.
Tác giả bài viết: Lương Bằng
Nguồn tin: