…Tôi đăng ký không phải vì muốn thăng quan, tiến chức, mà tự đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu, từ đó quyết tâm hoàn thiện bản thân hơn.
Miệt mài theo nghề dạy học với mong muốn đóng góp chút công sức nho nhỏ của mình vào sự nghiệp trồng người, tôi đã làm việc nhiệt tình, cần mẫn cũng chỉ muốn làm gương cho các con sau này”.
Đây là những lời chia sẻ của cô Phan Thị Hiệp (giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam).
Miệt mài theo nghề dạy học với mong muốn đóng góp chút công sức nho nhỏ của mình vào sự nghiệp trồng người, tôi đã làm việc nhiệt tình, cần mẫn cũng chỉ muốn làm gương cho các con sau này”.
Đây là những lời chia sẻ của cô Phan Thị Hiệp (giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam).
Cô Phan Thị Hiệp (giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam).
Gặp cô, một người phụ nữ trông yếu đuối, bình thường tưởng sẽ không có gì nổi bật nhưng những thành tựu mà cô đã đạt được trong suốt quá trình công tác sẽ khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.
Vừa gắn bó với nghề dạy học, vừa làm thêm nhiều nghề khác!
Với lòng yêu nghề, sự nỗ lực phấn đấu cô đã vượt lên để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
Gắn bó với nghề dạy học từ năm 1982, cô đã âm thầm làm người lái đò để đưa biết bao lứa học sinh cập bến, dẫu gặp nhiều sóng gió nhưng cô vẫn luôn vững tay chèo, hết lòng vì học sinh thân yêu.
Không nhớ hết đã có bao nhiêu lứa học trò được đưa sang sông nhưng thông qua những thành tích đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương ghi nhận, chúng ta thấy được sự phấn đấu không ngừng mệt mỏi của cô.
Theo lời kể của cô, năm 1982, sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Sư phạm Đà Nẵng, cô về dạy tại trường cấp I và cấp II xã Bình Đào.
Lúc đó đất nước ta còn nghèo, chưa có điều kiện dạy học, đời sống giáo viên thiếu thốn, nhiều người bỏ nghề; nhưng cô vẫn kiên trì, bền bỉ vượt mọi khó khăn.
Năm 1990 đến năm 1996 cô dạy tại trường Tiểu học Trưng Vương, xã Bình Nguyên; từ năm 1997 đến nay, cô dạy tại trường Tiểu học Kim Đồng.
Trong những năm đầu đi dạy với đồng lương ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống, nên ngoài giờ đứng trên bục giảng, cô còn chăm chỉ nuôi heo, nuôi gà và thử sức mình với nghề kinh doanh (mở một quán nhỏ nấu chè, nấu sữa bán trong những ngày hè).
Cô làm tất cả mọi việc chỉ mong muốn chăm lo đầy đủ cho gia đình.
Khó khăn là vậy, nhưng kể từ ngày bắt đầu đi dạy cho đến giờ, cô luôn say mê, yêu nghề và tích cực đăng ký các danh hiệu thi đua.
Song song với việc chủ nhiệm, giảng dạy, trong suốt 30 năm qua cô còn đảm đương nhiều nhiệm vụ như: Chủ tịch công đoàn các trường, ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục huyện, ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục huyện.
Hiện nay, cô đang là tổ trưởng chuyên môn tổ 4, Trưởng Ban nữ công Công đoàn ngành giáo dục huyện; tuy khối lượng công việc nhiều, nhưng cô không than phiền, buồn rầu.
Ngược lại, cô lại thấy vui và hạnh phúc với những gì mình đang làm, vì cô nghĩ:
“Các anh, chị em đồng nghiệp, lãnh đặt nhiều niềm tin mình nên mới giao nhiều việc, và được lăn lộn với công việc như thế sẽ khiến mình có điều kiện học hỏi, đúc kết được nhiều kinh nghiệm sống”.
Luôn tìm tòi, đổi mới nâng cao chất lượng dạy học!
Nền giáo dục nước nhà đang từng ngày đổi thay, nhu cầu giáo dục trong thời kỳ mới đòi hỏi ngày càng cao nhưng, kiến thức nghiệp vụ học được ở trường Trung cấp Sư Phạm còn quá ít, không đáp ứng được nhu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục.
Ý thức được điều đó, nên từ năm 2001- 2006 cô đã tiếp tục theo học Đại học Ngữ Văn để nâng cao kiến thức.
Khi về tiếp tục giảng dạy, cô luôn tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy hiệu quả để nâng cao chất lượng học sinh, nâng cao tay nghề, vững vàng chuyên môn nghiệp vụ.
Vì vậy, năm nào học sinh được cô giảng dạy đều lên lớp 100%, điểm thi cuối học kỳ, cuối năm luôn vượt chỉ tiêu so với mặt bằng chung toàn trường và giành nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi học sinh giỏi của khối 4, khối 5 (cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh).
Hầu hết giáo viên chỉ giảng dạy và chủ nhiêm một lớp, thế mà, cô lại đảm nhiệm cả 3 lớp, nhưng cô luôn làm tốt vai trò của mình “vừa làm cô, vừa làm mẹ” mẫu mực, chu đáo, chịu thương, chịu khó, để bày vẽ cho các em từng li từng tí, chăm lo cho các em từ cái ăn, giấc ngủ.
Cô Hiệp cho biết:
“Tôi luôn đặt mình vào vị trí của phụ huynh, xem con cái của họ như con của mình, các em không hiểu bài tôi rất lo và trăn trở làm sao, dùng cách gì để dạy cho các em tiếp thu bài một cách tốt nhất.
Hiện nay, việc học của các em được phụ huynh xem trọng hàng đầu, họ kì vọng vào con mình rất nhiều, vì vậy tôi phải cố gắng dạy dỗ các em thật tốt để các bậc phụ huynh yên tâm và bản thân tôi cũng thấy vui hơn”.
Là người luôn để ý, quan tâm đến học sinh, nên mỗi lần xong tiết giảng, xong công việc, cô thường hỏi thăm từng hoàn cảnh gia đình học sinh để cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên các em.
Đặc biệt, cô rất quan tâm đến các em học sinh nghèo, học sinh mồ côi, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Đối với các cô, cậu học trò cũ, cô vẫn âm thầm theo dõi từng bước đi của họ từ khi rời xa cô cho đến khi ra đời làm việc.
Cô luôn sẵng sàng lắng nghe những tâm sự của các học trò khi gặp chuyện đau khổ, rắc rối trong cuộc sống đời thường.
Là một trong những học trò cũ của cô Hiệp, chị Phạm Thị Minh Phương, hiện đang có gia đình ở xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh. Chị xúc động kể lại khi nhắc đến cô Hiệp:
“Khi tôi gặp rắc rối trong chuyện lập gia đình, do gia đình ngăn cản cương quyết không cho tôi đến với người yêu vì anh ấy chưa có công việc ổn định, không biết phải làm sao, tôi hoang mang và chỉ biết khóc, tôi gọi điện cho cô Hiệp để tâm sự, tưởng cô sẽ không quan tâm hay tránh né việc này, nhưng ngược lại, cô đã ở bên an ủi, động viên tôi và khuyên nhủ gia đình để tôi có thể kết hôn.
Bây giờ nhìn bé Chanh – con gái tôi, lớn lên lanh lợi, dễ thương, gia đình hạnh phúc và chuẩn bị đón đứa con thứ 2 chào đời, tôi thầm mang ơn cô rất nhiều, tôi xem cô như là mẹ thứ 2 của mình.
Mỗi khi nhà cô có việc gì là 2 vợ chồng tôi về sum họp với cô giống như là con gái đi lấy chồng về nhà ngoại chơi”.
Người giáo viên “giỏi việc trường, đảm việc nhà”
Ngoài việc giảng dạy, một mình cô phải gánh vác công việc gia đình, chăm lo nuôi dạy 2 con ăn học.
Sau khi chồng mất, cô xác định vai trò của mình là “vừa làm bố, vừa làm mẹ”, nên cô dồn hết tình thương của mình bù đắp cho 2 con đỡ hụt hẫng và luôn tự nhủ với bản thân phải vững vàng, bản lĩnh để làm điểm tựa cho 2 con, chăm sóc mẹ chồng.
Cô tâm sự: “Khi thấy số phận mình như vậy, tôi đã nhìn xuống những mảnh đời khác còn khó khăn, gian khổ hơn mình mà họ cũng có thể vượt qua.
Trong khi mình có cái nghề nghiệp ổn định, các con đang rất cần mình, bên cạnh đó còn có sự quan tâm, giúp đỡ của các anh, chị đồng nghiệp nghĩ vậy, tôi đã cố gắng vượt qua tất cả”.
Sớm nhận thức hoàn cảnh gia đình, nên 2 người con của cô đã ra sức học tập và giúp đỡ mẹ khi có thời gian rảnh rỗi.
Giờ đây, người con đầu Võ Thành Trung đã tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh và đã đi làm, còn Võ Trung Hiếu thì đang theo học Đại học Bách Khoa Đà Nẵng năm thứ 3.
Có thể nói tự tin trong chuyên môn, yêu nghề và say mê gắn bó với công tác đoàn thể đã giúp cô vượt qua mọi rào cản khó khăn để thành công trong sự nghiệp trồng người.
Cô đã được Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, Liên đoàn Lao Động tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh tặng bằng khen và nhiều giấy chứng nhận chiến sĩ thi đua các cấp.
Gần đây nhất trong Hội nghị Điển hình tiên tiến 5 năm (2010- 2014) cô đã được Uỷ ban Nhân dân huyện Thăng Bình tặng giấy khen là giáo viên có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tác giả bài viết: Kim Dung
Nguồn tin: