Du lịch

Kỳ Sơn: Lễ hội Pu Nhạ Thầu nét văn hoá mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc miền Tây xứ Nghệ

Lễ hội diễn ra trong 2 ngày, từ 20-21/02/2017 (ngày 24-25 tháng Giêng Âm lịch) tại Đền Pu Nhạ Thầu, bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm.

Ngày đầu lễ hội đã diễn ra các nội dung: Lễ Yết cáo, tổ chức các trò chơi dân gian, thi đấu các môn thể thao và Hội thi văn nghệ quần chúng. Sáng ngày 21/02, Lễ hội chính thức khai mạc; tham dự có đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Anh - Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Nghệ An, đại diện các Sở ngành cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo các huyện bạn Lào, huyện Anh Sơn, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND-UBND, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể và các phòng, ban, đơn vị trên địa bàn huyện, cùng đông đảo bà con nhân dân trong, ngoài huyện và khách thập phương đã về dự lễ hội.

Toàn+cảnh+lễ+hội+Phu+Nhạ+Thầu+năm+2017
Toàn cảnh lễ hội Phu Nhạ Thầu năm 2017

Đền Pu Nhạ Thầu được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử - văn hóa, là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn, Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài (đời nhà Trần), người hi sinh trong cuộc chiến chống giặc Ai Lao tại vùng ngã ba sông và người mẹ già nuôi quân dưới trướng của Ngài. Nơi đền tọa lạc ngày xưa là địa điểm tập kết quân lương của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài, vì thế, Đền Pu Nhạ Thầu còn có tên gọi Đền Nhà Trần.

Lễ hội Pu Nhạ Thầu là nơi hội tụ các giá trị văn hóa dân tộc của huyện Kỳ Sơn nói riêng và miền Tây Nghệ An nói chung, chính vì vậy đã thu hút đông đảo người dân trong, ngoài huyện và du khách thập phương về với lễ hội để thưởng thức nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trong huyện. Và điều quan trọng đây dịp là nhân dân thể hiện niềm ngưỡng vọng, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, phù hộ cho bản làng no ấm, yên vui. Lễ hội cũng là dịp để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá bản sắc của các dân tộc huyện Kỳ Sơn, quảng bá hình ảnh đất và người quê hương đến với bè bạn gần xa.

Phát biểu khai mạc lễ hội, đồng chí Nguyễn Thanh Hoàng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Việc tổ chức Lễ hội Pu Nhạ Thầu hàng năm một cách chu đáo, ý nghĩa là minh chứng cho những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Kỳ Sơn trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Được sự quan tâm, giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các Sở, ngành cấp tỉnh, bắt đầu từ năm 2017 này, UBND huyện sẽ triển khai xây dựng và thực hiện dự án tôn tạo, nâng cấp một số hạng mục của Đền, góp phần xây dựng Đền Pu Nhạ Thầu trở thành một địa chỉ văn hoá, tâm linh phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của bà con nhân dân các dân tộc huyện nhà.
3Lãnh+đạo+huyện+Kỳ+Sơn+tặng+cờ+lưu+niệm+cho+nhưng+đơn+vị+tham+gia+tại+Lễ+hội+Pu+Nhạ+Thầu+năm+2017
Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia Lễ hội Pu Nhạ Thầu năm 2017

Lễ hội năm nay được diễn ra với nhiều nội dung phong phú, đặc biệt là tổ chức sôi nổi các trò chơi dân gian, các môn thể thao mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, như: Tò mặc lẹ, khắc luống, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co…và nhiều tiết mục văn nghệ quần chúng đến từ các đơn vị bản, các trường học đóng trên địa bàn xã Hữu Kiệm. Tại buổi bế mạc trong hội thi văn nghệ quần chúng, Ban Tổ chức đã trao giải nhất cho bản Khe Tỳ; giải nhì cho bản Na Chảo; giải Ba cho bản Na Lượng 1; giải Khuyến khích cho bản: Đỉnh Sơn 1 và bản Bà. Về giải lán trại (dân tộc Thái): Nhất thuộc về bản Na Lượng 1, nhì thuộc về bản Hòm, giải ba thuộc về Na Lượng 2; về dân tộc Khơ mú: Nhất thuộc về bản Khe Tỳ, giải Nhì thuộc về bản Huồi Thợ, giải Ba thuộc về bản Đỉnh Sơn 1. Về ẩm thực (dân tộc thái): giải Nhất thuộc về Na Lượng 2, giải Nhì thuộc về bản Na Lượng 1, giải ba thuộc về bản Na Chảo; về dân tộc khơ Mú: Nhất thuộc về bản Khe Tỳ, Nhì thuộc về bản Huồi Thợ và giải Ba thuộc về bản Đỉnh Sơn 2. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải cho các cá nhân ở các bộ môn thể thao khác như bắn nỏ, đẩy gậy, ném còn, kéo co…

Tác giả bài viết: Trần Đức - Duy Thành (Huyện ủy Kỳ Sơn, Nghệ An)

Nguồn tin:

  Từ khóa: hội diễn ,tháng giêng

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP