Công nghệ trí tuệ nhân tạo hay trí tuệ nhân tạo (AI) đang thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực trong đời sống con người. |
Trí tuệ nhân tạo được thành lập như một môn học thuật vào năm 1956. Trí tuệ nhân tạo có thể được phân thành các dạng như trí tuệ nhân tạo phân tích, lấy cảm hứng từ con người và nhân tạo. Trong thế kỷ 21, kỹ thuật AI đã trở thành một phần thiết yếu của ngành công nghệ, giúp giải quyết nhiều thách thức trong công nghệ phần mềm và nghiên cứu vận hành.
Lợi ích mà AI mang lại rất đa dạng, không đơn thuần là phần mềm máy tính có tính logic mà chúng còn chứa đựng cả trí tuệ con người. Chúng biết "suy nghĩ, lập luận" để giải quyết các vấn đề, có thể giao tiếp với con người. Một trong những lợi thế từ AI là phát hiện và ngăn chặn rủi ro. AI giúp con người dự báo trước các rủi ro và mối nguy hại tiềm ẩn để hạn chế các thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh hay mối nguy hại trong sản xuất kinh doanh.
Có một vấn đề rất lớn đối với xã hội loài người khi AI trở nên phổ biến, đó là chúng ta sẽ bị lệ thuộc. Khi AI trở nên hoàn thiện và thông minh hơn, chúng ta sẽ cho phép mình nghe theo những quyết định của máy móc, vì đơn giản là các cỗ máy luôn đưa ra quyết định chính xác hơn con người". Bill Joy, Giám đốc khoa học của Sun Microsystems, công ty chuyên sản xuất phầm mềm, máy tính tại Mỹ |
Ứng dụng AI xóa bỏ khoảng cách ngôn ngữ, giúp con người đến từ nhiều quốc gia có thể nói chuyện và hiểu nhau khi tiếp xúc. Nó cũng giúp con người có thêm nhiều cơ hội để học tập và làm việc trên khắp thế giới. Các loại xe tự lái là sự ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Ngành vận tải cắt giảm được nhiều chi phí nhân lực và hạn chế các tai nạn giao thông nhờ bộ phận cảm biến như xe tự lái Uber chẳng hạn.
Sự ra đời của AI làm dấy lên những tranh luận về bản chất của tâm trí và đạo đức khi tạo ra những sinh vật nhân tạo có trí thông minh giống con người được thần thoại, viễn tưởng và triết học hóa từ thời cổ đại. Một số người coi AI là mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu nó phát triển thành siêu trí tuệ. Không giống như các cuộc cách mạng công nghệ trước đây, nó sẽ tạo ra nguy cơ thất nghiệp hàng loạt.
AI mang đến nhiều lợi ích hơn nên mặt trái dễ bị bỏ qua, hoặc cũng có thể chúng ta chưa hiểu hết. |
Trong báo cáo của mình về xu hướng công nghệ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã cập nhật một số thách thức mà AI có thể tạo ra. Thứ nhất, AI sẽ cướp đi nhiều việc làm vì nó có thể thay thế con người. Chưa hết, do AI phát triển nên tình trạng bất bình đẳng trong xã hội gia tăng. AI thực sự trở thành đối thủ cạnh tranh với các quốc gia cung cấp lao động giá rẻ.
Bên cạnh đó, AI đe dọa tới vấn đề an ninh, nhất là khi sử dụng không đúng mục đích. Ngoài ra, còn có mối nguy hiểm cho tương lai khi AI trở thành siêu trí tuệ. Điều gì sẽ xảy ra nếu máy móc có trí tuệ vượt con người. Với sức phát triển của công nghệ như hiện tại, việc tạo ra siêu trí tuệ là hoàn toàn có thể. Và cuối cùng là vai trò điều hàng công nghệ trí tuệ nhân tạo nên thuộc về ai, cho chính phủ hay khu vực tư nhân? Nếu chính phủ làm sẽ chi phối công nghệ dẫn đến chạy đua vũ trang, còn tư nhân thì lợi ích sẽ thuộc về một nhóm... Vì vậy, theo WIPO, bên cạnh khuyến khích đổi mới sáng tạo công nghệ AI thì các quốc gia cũng cần có những giải pháp ứng phó cụ thể.
"Khi AI kết hợp với công nghệ nano có thể là bước tiến đột phá của khoa học nhưng cũng có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với con người. Trong khi Bộ Quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu dự án Autonomous Tactical Robot (EATR), trong đó các robot sẽ sử dụng công nghệ nano để hấp thụ năng lượng bằng những chất hữu cơ từ cây cối, thậm chí là con người. Nghe có vẻ như phim viễn tưởng nhưng đó là điều hoàn toàn có thể. Vì vậy, chúng ta nên bắt đầu đề phòng ngay từ bây giờ". Andrew Maynard, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu rủi ro khoa học tại Đại học Michigan (Mỹ) |
Tác giả: Nguyễn Thanh
Nguồn tin: phunuvietnam.vn