Huấn và Phương yêu nhau hai năm mới cưới. Khi lấy nhau hai người cũng thỉnh thoảng xảy ra cãi cọ do một số bất đồng. Phương tính chi li, thích vun vén, tiết kiệm, chăm lo cho gia đình, còn Huấn thì thích đàn đúm, tiêu xài hoang phí. Hồi chưa lấy nhau, Huấn hay đánh bạc, nhiều lần phải cắm cả xe máy, Phương phải bán cả nữ trang đi để chuộc xe cho Huấn. Thấy Phương yêu mình mà dám hy sinh tất cả, Huấn rất cảm động, thề là sẽ bỏ cờ bạc.
Sau khi cưới, Phương vẫn chỉn chu như thế, còn Huấn thì không đánh bạc nhưng vẫn quan hệ với những người bạn thích chơi bời. Bạn thì ít, bè thì nhiều, Phương nhiều lần khuyên bảo Huấn không được nên cằn nhằn, nhiều lần hai vợ chồng cãi cọ cũng chỉ vì thói ham chơi và rượu chè không biết đường về của Huấn.
Khi Phương sinh con, cô lại hay cằn nhằn hơn vì Huấn vẫn thường xuyên bỏ mặc mẹ con cô mà đi chơi. Mâu thuẫn ngày càng căng thẳng khi Phương vừa phải chăm con vừa phải lo kinh tế. Để “dằn mặt” chồng, Phương nghỉ việc ở cơ quan về nhà chăm con, bắt Huấn phải lo kinh tế, may ra mới biết đến nỗi vất vả của Phương và chung tay chăm sóc gia đình.
Ban đầu Huấn cũng chịu khó làm việc và đưa tiền lương cho vợ, nhưng chỉ được một thời gian, Huấn cảm thấy kinh tế là một gánh nặng, một áp lực lớn. Huấn chán nản bỏ bê rồi bỏ mặc mẹ con Phương tự lo cho nhau. Thấy không cải tạo được chồng, Phương cũng buông xuôi. Cô vốn là một luật sư nên cô dễ dàng kiếm tiền bằng dịch vụ tư vấn cho khách hàng, vẫn đảm bảo thời gian chăm sóc con cái.
Thấy vợ không thèm đếm xỉa gì đến mình, Huấn lại cảm thấy như mình bị bỏ rơi. Trước dây Phương hay cằn nhằn là thế mà giờ cô chẳng nói nửa lời. Huấn đi hay về cô cũng không quan tâm. Cô nấu cơm mà đến giờ ăn Huấn chưa về thì cô để phần, hai mẹ con ăn rồi đi chơi, đi ngủ. Phần cơm mà Huấn không ăn thì hôm sau Phương ăn cơm rang, cơm nguội, cũng không cằn nhằn Huấn bất cứ chuyện gì.
Cũng từ việc được “tự do” tuyệt đối như vậy, Huấn cũng không dám đòi hỏi Phương về mặt tình cảm. Càng cảm thấy mình có lỗi, Huấn càng mặc cảm. Nhiều lúc muốn bỏ hết bạn bè chơi bời để làm người cha tốt, người chồng tốt, nhưng chỉ được vài hôm bạn bè rủ rê, Huấn lại “lên đường”. Những lúc như vậy, Huấn bắt gặp cái cười khẩy kín đáo của Phương, như thể: “Loại người như anh thì không làm nổi việc đó đâu”. Huấn dần cảm thấy mình đã bị loại khỏi gia đình. Huấn ước giá như Phương cứ cằn nhằn như trước, cãi cọ nhau vài câu rồi vẫn đâu vào đấy còn hơn thế này.
Thế là Huấn tự gây chuyện khiến Phương nổi đóa, bao nhiêu bực tức nhẫn nhịn bấy lâu, Phương trút hết ra. Huấn cũng không chịu nổi cho nên sẵng giọng mày - tao với Phương rồi bỏ đi uống bia. Khi Huấn trở về thì Phương đã thu dọn đồ đạc cùng con vào nam. Phương để lại lá đơn ly hôn với lý do, vì Huấn gọi mày xưng tao với Phương cho nên chút tình nghĩa vợ chồng còn lại cũng chấm hết. “Giờ chúng ta là người dưng nước lã, là mày, là tao”. Phương viết trong bức thư để lại.
Đến lúc này, nhìn căn nhà trống hoác Huấn mới biết giá trị của mái ấm lớn đến chừng nào. Đối với Huấn thì vài bữa tiệc tùng ở ngoài kia chẳng thể thay thế được vợ con. Nhiều ngày trôi qua, Huấn chờ Phương trả lời tin nhắn hoặc nghe điện thoại. Huấn sẽ vào nam đón mẹ con Phương và mong cô tha thứ. Huấn biết, vợ chồng có thể xích mích, cãi cọ, nhưng không thể dùng ngôn ngữ ấy mà đối xử với nhau được, nó không chỉ là một cách xưng hô, mà còn khiến cho nhau bị tổn thương trầm trọng.
Sau khi cưới, Phương vẫn chỉn chu như thế, còn Huấn thì không đánh bạc nhưng vẫn quan hệ với những người bạn thích chơi bời. Bạn thì ít, bè thì nhiều, Phương nhiều lần khuyên bảo Huấn không được nên cằn nhằn, nhiều lần hai vợ chồng cãi cọ cũng chỉ vì thói ham chơi và rượu chè không biết đường về của Huấn.
Khi Phương sinh con, cô lại hay cằn nhằn hơn vì Huấn vẫn thường xuyên bỏ mặc mẹ con cô mà đi chơi. Mâu thuẫn ngày càng căng thẳng khi Phương vừa phải chăm con vừa phải lo kinh tế. Để “dằn mặt” chồng, Phương nghỉ việc ở cơ quan về nhà chăm con, bắt Huấn phải lo kinh tế, may ra mới biết đến nỗi vất vả của Phương và chung tay chăm sóc gia đình.
Ban đầu Huấn cũng chịu khó làm việc và đưa tiền lương cho vợ, nhưng chỉ được một thời gian, Huấn cảm thấy kinh tế là một gánh nặng, một áp lực lớn. Huấn chán nản bỏ bê rồi bỏ mặc mẹ con Phương tự lo cho nhau. Thấy không cải tạo được chồng, Phương cũng buông xuôi. Cô vốn là một luật sư nên cô dễ dàng kiếm tiền bằng dịch vụ tư vấn cho khách hàng, vẫn đảm bảo thời gian chăm sóc con cái.
Thấy vợ không thèm đếm xỉa gì đến mình, Huấn lại cảm thấy như mình bị bỏ rơi. Trước dây Phương hay cằn nhằn là thế mà giờ cô chẳng nói nửa lời. Huấn đi hay về cô cũng không quan tâm. Cô nấu cơm mà đến giờ ăn Huấn chưa về thì cô để phần, hai mẹ con ăn rồi đi chơi, đi ngủ. Phần cơm mà Huấn không ăn thì hôm sau Phương ăn cơm rang, cơm nguội, cũng không cằn nhằn Huấn bất cứ chuyện gì.
Cũng từ việc được “tự do” tuyệt đối như vậy, Huấn cũng không dám đòi hỏi Phương về mặt tình cảm. Càng cảm thấy mình có lỗi, Huấn càng mặc cảm. Nhiều lúc muốn bỏ hết bạn bè chơi bời để làm người cha tốt, người chồng tốt, nhưng chỉ được vài hôm bạn bè rủ rê, Huấn lại “lên đường”. Những lúc như vậy, Huấn bắt gặp cái cười khẩy kín đáo của Phương, như thể: “Loại người như anh thì không làm nổi việc đó đâu”. Huấn dần cảm thấy mình đã bị loại khỏi gia đình. Huấn ước giá như Phương cứ cằn nhằn như trước, cãi cọ nhau vài câu rồi vẫn đâu vào đấy còn hơn thế này.
Thế là Huấn tự gây chuyện khiến Phương nổi đóa, bao nhiêu bực tức nhẫn nhịn bấy lâu, Phương trút hết ra. Huấn cũng không chịu nổi cho nên sẵng giọng mày - tao với Phương rồi bỏ đi uống bia. Khi Huấn trở về thì Phương đã thu dọn đồ đạc cùng con vào nam. Phương để lại lá đơn ly hôn với lý do, vì Huấn gọi mày xưng tao với Phương cho nên chút tình nghĩa vợ chồng còn lại cũng chấm hết. “Giờ chúng ta là người dưng nước lã, là mày, là tao”. Phương viết trong bức thư để lại.
Đến lúc này, nhìn căn nhà trống hoác Huấn mới biết giá trị của mái ấm lớn đến chừng nào. Đối với Huấn thì vài bữa tiệc tùng ở ngoài kia chẳng thể thay thế được vợ con. Nhiều ngày trôi qua, Huấn chờ Phương trả lời tin nhắn hoặc nghe điện thoại. Huấn sẽ vào nam đón mẹ con Phương và mong cô tha thứ. Huấn biết, vợ chồng có thể xích mích, cãi cọ, nhưng không thể dùng ngôn ngữ ấy mà đối xử với nhau được, nó không chỉ là một cách xưng hô, mà còn khiến cho nhau bị tổn thương trầm trọng.
Tác giả: Hải Vân
Nguồn tin: Báo Gia đình Việt Nam
Nguồn tin: Báo Gia đình Việt Nam