Xã hội

Đuối nước ở trẻ em: Đến hè, lại phải nói!

Trong mỗi dịp hè 2 năm gần đây (2014, 2015), trên địa bàn Nghệ An đều có trên 30 trẻ em, học sinh tử vong do đuối nước. Đây là con số thực sự đáng báo động. Câu chuyện cậu bé 7 tuổi người Nhật Yamato đã sống sót một cách thần kỳ sau 6 ngày một mình trong rừng bởi đã biết vận dụng kỹ năng sinh tồn rất tốt được học ở nhà trường. Vậy phải chăng việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn cho trẻ của chúng ta đang quá yếu và quá thiếu thực tế? Hay câu chuyện vẫn là biết đó nhưng khó làm?

Mới vào hè nhưng trên địa bàn Nghệ An đã xảy ra 8 vụ đuối nước đuối nước thương tâm. 10 nạn nhân đều là trẻ em, học sinh cho đến thời điểm này thực sự là những con số đáng báo động. Sau những cái chết thương tâm của con trẻ, một loạt hành động đã được đề ra nhưng giải pháp giải quyết tận gốc của vấn đề xem ra vẫn chưa được đề cập rõ ràng.
images1294828
Một nhóm học sinh xã Đô Thành - huyện Yên Thành sau khi đi bắt cua đồng về đã rủ nhau đi tắm mương mà không hề có người lớn quan sát, theo dõi

Không biết bơi, không có người lớn đi cùng nhưng chiều ngày 23/5, trên khúc sông đoạn qua địa bàn xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn vẫn có 2 học sinh tuổi mầm non đi tắm. Vụ đuối nước đã khiến một em tử vong...

Thương tâm hơn, chỉ trong một ngày 29/5 vừa qua đã xảy ra 4 vụ đuối nước làm 6 học sinh tử vong khiến dư luận không khỏi bàng hoàng.

Thực tế, mỗi năm với 9 tháng ngồi trên ghế nhà trường, những học sinh từ bậc Tiểu học đã được lồng ghép giáo dục một số kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước trong các môn tự nhiên, xã hội, thể dục. Tuy vậy, những gì học sinh nhận được vẫn chủ yếu là lý thuyết và nhiều người cho rằng: các em đang mới chỉ được học bơi trên cạn.

Ông Mai Ngọc Long - Phó phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu nói: Về lý thuyết thì các em được trang bị khá đầy đủ. Nếu hỏi các em làm gì để phòng chống đuối nước thì các em đều trả lời được, nhưng khi ra thực tế thì khó khăn gấp nhiều lần.

images1294829
Phụ huynh đưa con đi tập bơi ở kênh chính của thị trấn Đô Thành

Không riêng gì ông Long mà phần lớn các nhà quản lý giáo dục cơ sở, các nhà trường đều thừa nhận một thực tế: thời gian chính khóa trong chương trình giáo dục đang bóp nghẹt những buổi ngoại khóa, trải nghiệm thực tế của học sinh. Điều quan trọng để phòng tránh học sinh đuối nước là các em phải biết bơi thì phần lớn các nhà trường chưa thể thực hiện.

Ông Bùi Quốc Dũng - Trưởng phòng Bảo vệ&Chăm sóc trẻ em, Sở LĐTB&XH Nghệ An cho rằng: Kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình thì bất kì ai cũng cần nhưng với trẻ em, lứa tuổi còn non nớt về thể chất và trí tuệ nên cần được bảo vệ đặc biệt. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ em nó phải mở rộng ở nhiều kênh, ở nhiều tổ chức. Ví dụ trong nhà trường pahỉ có những lớp rèn luyện cả chính khóa, ngoại khóa.

images1294833 c c k nh r t d ng c c ch u t m s ng
Thời tiết nóng bức, nhu cầu tắm sông, biển giải nhiệt cho các cháu là rất cao

Ba tháng nghỉ hè đích thực là thời gian trải nghiệm thực tế đối với trẻ em, học sinh, đặc biệt là trẻ em vùng nông thôn. Thiếu sân chơi phù hợp cộng với thời tiết nắng nóng dễ dẫn các em đến với sông hồ và nguy cơ đuối nước luôn rình rập các em ở những nơi này.

Em Trần Ngọc Tuấn ở xóm 6, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu cũng như nhiều bạn khác, đến kỳ nghỉ hè, vào buổi chiều, cháu hay đi tắm sông với các bạn. Em Tuấn thừa nhận: Người lớn bận đi làm nên chúng cháu tự đi với nhau!

images1294831 h c sinh x d th nh huy n y n th nh ko c ch choi cho n n d l n du ng th di u tr n d u ng
Bởi thiếu sân chơi, nhiều trẻ em xã Đô Thành - huyện Yên Thành chơi thả diều ngay trên đường gây nguy cơ mất ATGT

Cũng cần phải nhắc lại rằng: Chỉ riêng trong dịp hè năm 2015, các cấp đoàn của huyện Quỳnh Lưu dù đã rất nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để cuốn hút trẻ trong đó có cả các lớp dạy bơi miễn phí nhưng vẫn có 17 trẻ em đuối nước. Hầu hết nạn nhân những vụ đuối nước đều rơi vào đối tượng là các trẻ em, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Năm nay, huyện đoàn Quỳnh Lưu đã đi trước một bước khi tổ chức tuyên truyền sớm đồng thời tổ chức cắm biển cảnh báo ở những nơi nguy hiểm nhưng nỗi lo đuối nước vẫn luôn hiện hữu.

Anh Nguyễn Hữu Công - Phó Bí thư Huyện đoàn Quỳnh Lưu lo lắng: Khó khăn vẫn là các em học sinh tuổi nhỏ nên tuyên truyền không hiệu quả, các em nghe rồi lại mau quên. Rồi nhiều gia đình do bận làm kinh tế nên quản lý con cái cũng còn nhiều lỏng lẻo...

Không ít vụ đuối nước xảy ra mà nạn nhân không chỉ có một. Ngoài vấn đề về quản lý, những vụ việc này còn gợi ra một vấn đề khác: đó là trẻ em, học sinh đang rất thiếu kỹ năng sinh tồn khi gặp nguy hiểm. Phần lớn các em đều bị hoảng loạn khi thấy các bạn bị đuối nước, thậm chí lao xuống cứu bạn trong khi bản thân có thể không biết bơi.

images1294832 do n X Son H i Qu nh Luu g n bi n c nh b o nu c s u
Đoàn xã Sơn Hải huyện Quỳnh Lưu gắn biển cảnh báo khu vực nước sâu

Năm nào cũng vậy, khi được bàn giao chịu trách nhiệm chính đối với trẻ em và học sinh trong mỗi dịp hè, Tổ chức Đoàn thanh niên các cấp đều không khỏi lo lắng. Bởi những hoạt động cấp tốc trong một thời gian ngắn không thể giúp hoàn thiện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình cho các em học sinh.

Anh Nguyễn Khắc Bằng - Phó Bí thư Đuyện Đoàn Yên Thành nói: Việc này không chỉ riêng trách nhiệm của tổ chức Đoàn mà còn là gia đình, toàn xã hội, đặc biệt là gia đình. Việc tuyên truyền, giáo dục các em phòng chống đuối nước cũng không riêng gì thời gian hè mà phải cả quá trình khi học ở nhà trường.

Anh Lê Quang Thắm ở xóm 9, xã Xuân Thân Thành, huyện Yên Thành thừa nhận: Gia đình tôi, 100% rớt xuống nước là chết đuối. Vì thế tôi phải bỏ việc đưa con đi học bơi. Tôi nghĩ rằng, trong môi trường giáo dục là phải có dạy kiến thức tự bảo vệ mình, ít ra cũng là kiến thức bơi là phải có.

images1294830 c c k nh r t d ng c c ch u t m s ng
Nhiều phụ huynh ở TT Yên Thành không thể rời mắt khi đưa con đi học bơi cho thấy những khó khăn về cơ sở vật chất đối với kỹ năng này

Chiều chiều, những ông bố, bà mẹ ở huyện Yên Thành vẫn đưa con đi học bơi và giám sát chặt chẽ từ trên bờ, cũng cho thấy lý do khó khăn về cơ sở vật chất để không thể dạy bơi thực tế cho học sinh hoàn toàn có thể khắc phục. Và trong thời gian tới, thay vì chỉ tập trung vào kiến thức sách vở, việc truyền dạy kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh sẽ được chú trọng bằng những bài học thực tế vô cùng quan trọng.

Tác giả bài viết: Xuân Hướng – Trường Ca

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP