Chuỗi địa chấn bị xem thường
Ngày 28-9, một trận động đất với cường độ mạnh 7,5 độ Richter đã làm rung chuyển đảo Sulawesi của Indonesia, tức chỉ sau 5:02 phút buổi chiều theo giờ Tây Indonesia. Các video kinh dị cho thấy tốc độ phát triển ám ảnh của những ngọn sóng tại vịnh biển gần thành phố Palu mà cuối cùng nó biến thành bức tường nước cuốn ào ào vào bờ biển, quét bay mọi công trình trên bãi biển, đẩy con người và nhà cửa văng tung tóe.
Các nhà khoa học hết sức kinh ngạc trước hệ quả sóng thần theo sau động đất, là kết quả của những thông điệp cảnh báo mang tính xung đột. Và các chuyên gia còn cho rằng địa lý độc đáo của khu vực thảm họa có thể đổ lỗi cho sự tiến triển bất thường của thảm họa. Trận động đất đã diễn ra ngay sau một chuỗi các cơn địa chấn bắt đầu vào lúc 2 giờ chiều (giờ Tây Indonesia) với cường độ 6,1 độ Richter.
Hình ảnh khủng khiếp của tòa khách sạn cao tầng sắp đổ sập ở thành phố Palu, đảo Sulawesi, Indonesia, trong trận động đất đo được 7,5 độ Richter. Ảnh: NBC News. |
Theo hãng tin Reuters, các cơn địa chấn liên tục không chỉ làm sụp đổ hàng chục nhà cửa khiến 1 người chết và ít nhất 10 người đã bị thương. Mặt đất tiếp tục chọc tức con người với 27 cơn dư chấn và cuối cùng đã dẫn đến sự bùng nổ mãnh liệt, một cơn địa chấn cực mạnh lên tới 7,5 độ Richter diễn ra ở độ sâu 6 dặm (theo Cục khảo sát địa chất Mỹ, USGS).
Và cũng kể từ đó, lại có hàng chục cơn dư chấn khác đã tiếp tục làm chao đảo cả hòn đảo Sulawesi. Tổng thiệt hại từ các trận động đất hiện vẫn chưa được thống kê chính xác, nhưng mức độ tàn phá đã lan rộng. Theo thông cáo từ cơ quan Badan Nasional Penanggulangan Bencana (BNPB), là Cơ quan thảm họa thiên tai của Indonesia, chuỗi các trận động đất đã gây ra sự cúp điện lan rộng, làm tê liệt hệ thống thông tin liên lạc.
Ông Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên của BNPB, đã loan tin trên mạng xã hội Twitter rằng quân đội Indonesia đã được triển khai nhằm hỗ trợ cho công tác tìm kiếm và cứu hộ. Tính đến ngày 4-10, số người thiệt mạng vì động đất, sóng thần ở Indonesia đã lên hơn 1.500 người và giới chức đang lo lắng rằng số lượng nạn nhân bị thiệt mạng có thể sẽ tăng khi các nhóm tìm kiếm, cứu hộ tiếp cận nhiều vùng bị thiệt hại, như Donggala (nơi có 300.000 dân), nơi mà giao thông liên lạc vẫn còn hạn chế, và các vụ lở đất đã gây khó khăn cho việc tiếp cận của các đội cứu hộ.
Trở tay không kịp với sóng thần
Cơ quan khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG) buổi ban đầu đã ban một lệnh cảnh báo hiểm họa, nhưng sau đó họ đã gỡ bỏ nó dựa trên các phân tích tại thời điểm đó. Tuy nhiên "quái vật sóng thần" đã bắt đầu tràn lên bờ biển, những video lưu giữ khoảnh khắc này khiến cả thế giới bàng hoàng. Tuy vậy, thời gian của các sự kiện này dường như vẫn còn khá mơ hồ.
Giới chức BMKG tranh cãi rằng sóng thần đã xảy ra trước khi cảnh báo được gỡ bỏ, theo các báo cáo của hãng tin CNBC. Mặc dầu vậy khá đông người đã sửng sốt khi nhìn thấy những ngọn sóng cao chót vót. Một đoạn video đã cho thấy cảnh dường như các tầng trên của một bãi đậu xe hình tròn tại Đại siêu thị Palu cho thấy sóng biển đang ùa ở bên dưới, sóng biển bắt đầu cắt ngang đám đông, họ dáo dác tìm kiếm nơi trú ngụ an toàn trước bức tường nước.
Sóng thần thường là kết quả của sự chuyển động đột ngột bởi các trận động đất ngầm ngay tại ranh giới của mảng kiến tạo. Và động đất không thường xuyên xảy ra ở Indonesia; chuỗi hòn đảo này nằm ngay trong một dạng địa chất gọi là Vành đai lửa Thái Bình Dương (chuỗi đảo cong hình móng ngựa của các ranh giới đĩa kiến tạo đang ôm lấy lưu vực Thái Bình Dương), đây là nơi chứa đến 90% các vụ động đất của thế giới. Nhưng sóng thần lại bất ngờ chồm dậy từ trận động đất này.
Trận động đất với cường độ 7,5 độ Richter ở Indonesia lần này được cho là kết quả của cái gọi là "lỗi trượt" thường xảy ra khi 2 khối lớp vỏ trái đất mài với nhau, phần lớn diễn ra theo chiều ngang. Sóng thần thường di chuyển theo chiều ngang trong lớp vỏ trái đất, làm gián đoạn các dòng nước lơ lửng và có thể tạo ra những cuộn sóng khổng lồ chồm lên trên bờ biển. Ông Baptiste Gombert, một nhà Địa vật lý tại Đại học Oxford (Anh), nhận định: "Tình huống diễn ra hết sức bất ngờ!".
Ông Baptiste Gombert cũng lưu ý rằng địa chất ở Indonesia hết sức phức tạp. Đó là một mạng lưới các loại "lỗi trượt" khác nhau trên toàn đất nước, nó như một hành vi "trêu ngươi" khi không ai biết đích xác sau rốt chuyện gì sẽ xảy ra. Song các kết quả thiệt hại sơ bộ đã gợi ý một vài khả năng xảy ra thảm họa. Nhà địa vật lý Baptiste Gombert giải thích: "Sóng thần có thể là kết quả của một số chuyển động dọc theo "lỗi trượt". Nhưng ngay cả khi đó ông Gombert cũng không giải thích được điều gì đã tạo nên những con sóng cao như thế: 5,4 m.
Ông Baptiste Gombert nhận định: "Ngay cả khi nếu có một sự dịch chuyển dọc thì nó cũng đủ khả năng để hình thành siêu sóng thần". Ngay cả các trận lở đất cả trong lòng đất hay trên bờ biển cũng làm xáo trộn nước trong vịnh biển tạo ra sóng khổng lồ. Trên một thông điệp đăng trên mạng xã hội Twitter. bà Janine Kripper, một nhà Núi lửa học tại Đại học Concord (Tây Virginia, Mỹ) đưa ra lời giải thích: "Các giới hạn của vịnh biển tự nó cũng gây ra vấn đề. Nó có thể làm khuếch đại chiều cao của sóng biển khi các kênh nước đổ vào một khu vực nhỏ".
Mặt khác, bà Janine Kripper cũng nhấn mạnh rằng bà không chắc chắn lắm với các hiện tượng xảy ra trên thế giới. Các cơ quan chính phủ Indonesia đang chỉ đạo người dân địa phương tiếp tục cảnh giác với những hiểm họa kế tiếp.
Hãng tin AP dẫn lời phát ngôn viên cơ quan thảm họa quốc gia Indonesia, ông Sutopo Purwo Nugroho: "Người dân được khuyến khích phải cảnh giác tối đa, bởi vì dư âm của các dư chấn vẫn hết sức nguy hiểm. Người dân được khuyến khích tập trung ở các khu vực an toàn, tránh ở các khu vực sườn đồi dốc". BNPB đã thực hiện một lời kêu gọi trên trang Facebook của họ cho bất kỳ ai có thể truy cập internet, nhằm giúp nhanh chóng liệt kê những thiệt hại ở thành phố Palu và huyện Donggala bằng cách sử dụng dự án hợp tác trực tuyến OpenStreetMap.
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
Nguồn tin: Báo Công an nhân dân