Trong không gian làng Thọ xưa, hiện có hơn chục ngôi nhà cổ cùng sân vườn đẹp với tuổi đời từ một trăm đến vài trăm tuổi. Trong ảnh là nhà của cụ Nguyễn Viết Quỳnh (85 tuổi) được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Huy Thư |
Cũng là những ngôi nhà gỗ “tứ trụ”, “ngũ trụ” thấp, dài, làm từ gỗ lim, dổi… lợp ngói vảy như ở Thanh Chương, Hưng Nguyên, nhưng nhà cổ ở Phúc Thành có cả gian lẻ (3, 5, 7) và gian chẵn (4, 6…). Ảnh: Huy Thư |
Phía trong những ngôi nhà này, phần gỗ thường được làm theo kiểu “kẻ xông, cột thu, hạ thách”, không có trần (chạn) như ở các vùng quê lũ lụt. Ảnh: Huy Thư |
Trước mái hiên, nhiều nhà còn treo những tấm mành tre được đan lát công phu, để che nắng, che mưa, có thể chống lên, hạ xuống theo ý muốn. Ảnh: Huy Thư |
Trên những đường kẻ, ván cửa được chạm trổ hoa văn, vân mây, cây lá, con vật… tinh tế, đẹp mắt. Trong ảnh: Hoa văn trên những đường kẻ ngôi nhà 6 gian của cụ Nguyễn Viết Linh. Ảnh: Huy Thư |
Dưới mái hiên là không gian xưa cũ gắn liền với đời sống thôn quê bao đời. Ảnh: Huy Thư |
Hồi văn được làm mái kép. Mái dưới kẻ đuôi để che hồi nhà. Mái trên ngắn, nhỏ để che nóc nhà. Ảnh: Huy Thư |
Cũng như nhiều nơi khác, nhà cổ ở Phúc Thành được chia 2 phần: “nhà ngoài” dùng để thờ tự và tiếp khách, “nhà trong” dùng để sinh hoạt. Do không có trần – chạn, nên các gian nhà cổ ở đây đều thông thoáng. Ảnh: Huy Thư |
Một chiếc mâm tre từng dùng làm bàn ăn được cất giữ tại nhà cụ Nguyễn Viết Quỳnh. Ảnh: Huy Thư |
Ông Trần Văn Thành, cán bộ văn hóa xã Phúc Thành cho biết: “Các gia đình có nhà cổ ở đây luôn ý thức cao trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản của cha ông. Cùng với đền Đức Hoàng, chùa Thiên Tạo, phủ thờ Trần Đăng Dinh… nhà cổ đã góp phần khẳng định bề dày văn hóa truyền thống đáng tự hào của vùng đất Phúc Thành nói riêng và Yên Thành nói chung”. Ảnh: Huy Thư |
Tác giả: Huy Thư
Nguồn tin: Báo Nghệ An