Cuộc sống

Biếu 2 triệu/tháng mà về quê bà nội cho cháu 5kg gạo làm quà, tôi chán không ngó ngàng nhưng mở ra thì tròn mắt

Mẹ chồng xách 5kg bỏ lên xe ô tô cho chứ tôi cũng không muốn lấy

Vợ chồng tôi sống trên thành phố hầu hết đều tự lực cánh sinh, tự làm tự nuôi con mà không có sự hỗ trợ nào của ông bà. Ông bà nội ở dưới quê cũng chỉ thỉnh thoảng gửi ít gạo, mớ rau, con cá nhà nuôi lên cho các cháu các con hy vọng đỡ đần được chút ít.

Từ khoảng đầu năm bố chồng tôi bất ngờ bị tai nạn lao động nên chân tay sức khỏe yếu không đi làm được. Mẹ chồng thì quanh quẩn vườn rau, ao cá và mấy sào ruộng, vậy nên chồng tôi thống nhất mỗi tháng sẽ trích 2 triệu tiền lương của anh để gửi về quê phụ giúp ông bà. Tôi cũng không ý kiến gì vì dù sao đó cũng là tiền lương của anh, tôi cũng có lương riêng của mình và cuộc sống gia đình cũng không quá khó khăn.

Thế nhưng điều tôi cảm thấy không hài lòng đó chính là việc bố mẹ chồng tôi sống quá tiết kiệm và tiết kiệm với cả con và cháu. Đỉnh điểm là trong những lần các cháu về thăm ông bà, mẹ chồng tôi chỉ tận dụng những thứ trong nhà có để ăn uống chứ nhất quyết không chi một đồng để mua thêm những đồ ăn khác ngon hơn mời con cháu. Nếu vợ chồng con cái tôi có nhu cầu thì tự đi mua mà về ăn thêm.

Ảnh minh họa

Cuối tuần trước cũng vậy, hơn 1 tháng các cháu được nghỉ học cuối tuần mới về quê thăm ông bà vậy mà cũng quanh quẩn những món có sẵn trong nhà. Đã vậy, lúc đi mẹ chồng cũng chẳng chuẩn bị gì làm quà, bà xách từ trong nhà ra 5kg gạo đựng sẵn trong bao đặt ra hiên nhà bảo làm làm quà cho các cháu.

- Gạo thì bà không thiếu, các con cứ ăn thoải mái nhé. Ăn hết lại gọi bảo bà gửi gạo lên cho. Hôm nay đi vội nên bà cũng chưa kịp xén rau, bắt con cá để nào tiện xe bà gửi lên bù.

Tháng nào cũng biếu ông bà 2-3 triệu mà ở quê thì tiêu gì đến, vậy mà khi các cháu về quê bà cho được 5kg gạo làm quà. Tôi cũng chỉ dạ dạ vâng vâng rồi lên xe luôn có ý không xách gạo làm gì. Mẹ chồng thấy vậy tự xách 5kg để đặt lên cốp xe cho chúng tôi.

Lên tới thành phố, thằng lớn xách 5 kg từ dưới xe ô tô lên, tôi bảo con đặt trong góc bếp vì bực, chẳng muốn ngó đến làm gì. Vậy nhưng những thứ sau đó đã khiến tôi ân hận. Khi mới hôm qua ăn hết gạo trong thùng, tôi sai thằng lớn lấy gạo trong bao để ăn thì nó thảng thốt gọi mẹ:

- Mẹ ơi sao trong gạo lại có tiền này, tiền của ai vậy mẹ?

Tôi chạy lại xem sự việc có đúng như lời thằng bé nói thì quả thật, phải nói đúng là 1 cục tiền được giấu trong gạo. Tôi đếm ra đúng là 20 triệu đồng chứ không ít gì.

Ảnh minh họa

Sau khi nói chuyện, vợ chồng tôi đều nghĩ chắc rằng tiền này là của mẹ tôi giấu nhưng khi cho cháu gạo thì quên không lấy lại. Vì thế tôi đã điện thoại hỏi mẹ:

- Mẹ ơi có phải mẹ giấu tiền ở gạo mà mẹ quên không lấy không? Hôm nay cháu Bon phát hiện trong bao gạo mẹ gửi có tận 20 triệu này.

Thế nhưng trái ngược với những suy đoán của gia đình tôi, bà nội mấy đứa nhỏ nói:

- Đúng là tiền của mẹ đó nhưng là tiền mẹ cho hai đứa cháu nội nhé.

- Tiền ở đâu mà lại nhiều thế mẹ, mà sao mẹ lại cho các cháu nhiều như thế?

- Đây là tiền chồng con biếu bố mẹ hàng tháng nhưng bố mẹ tiết kiệm vào đấy không tiêu đến, giờ bố mẹ cho lại các cháu. Bố mẹ biết năm nay các con làm ăn cũng khó khăn nhưng vẫn luôn nghĩ cho bố mẹ, gửi tiền về quê đều đặn để phụng dưỡng bố mẹ, thế là bố mẹ cảm thấy rất vui rồi.

Bố mẹ đã nhận nhưng số tiền này bố mẹ tặng lại cho các cháu. Cuối tuần trước chúng nó về nói chuyện với ông bà là dạo này bố mẹ làm ăn khó khăn toàn đóng tiền học chậm cho các cháu thôi nên các cháu đi học rất ngại với bạn bè. Bà hy vọng có số tiền này, các con đóng học và chi tiêu cho cháu được đủ đầy hơn, các tháng sau cũng đừng gửi tiền về cho bố mẹ nữa và dành tiền đấy nuôi con ăn học nhé.

- Ôi mẹ ơi bọn nhỏ nói thế thôi chứ thực tế vợ chồng con năm nay làm ăn cũng khó khăn nhưng cũng không đến nỗi đó. Hơn hết mẹ cho các cháu số tiền lớn như thế này thì giờ biết phải giải quyết ra sao.

- Chưa tiêu đến thì để dành đấy cho các con dùng sau này.

Ông bà nói đến đó thì tắt điện thoại. Tôi cũng hiểu ra được tấm lòng của bố mẹ chồng thế mà lâu nay cứ suy nghĩ khác cho ông bà. Thế nhưng điều quan trọng nhất lúc này mà gia đình tôi đang bàn bạc đó chính là giải quyết số tiền ra sao cho thỏa đáng.

Trong khi vợ chồng tôi nói số tiền này dù sao cũng là của bố mẹ biếu ông bà thì nay bố mẹ có quyền dùng nó để chi tiêu vào việc gia đình chung. Tuy nhiên cả hai đứa nhỏ lại không đồng ý việc này, chúng cho rằng đây là tiền ông bà đã cho chúng thì ít ra chúng cũng được quyền thừa hưởng, nếu bố mẹ lấy tiền của chúng là xâm phạm tài sản cá nhân!

- Các con còn nhỏ chưa được sử dụng tiền, nhất là số tiền lớn như thế này. Vì thế bố mẹ sẽ cầm và chi tiêu cho con.

- Không được, đây là tiền ông bà cho hai bọn con nên bọn con được quyền cất giữ. Nếu chúng con tiêu vào việc gì sẽ hỏi ý kiến bố mẹ sau.

Cuộc tranh luận 4 người trong gia đình chưa đến hồi kết và cũng chưa biết xử trí ra sao?

Tâm sự từ độ giả chivu...

Trên thực tế việc trẻ đánh giá bố mẹ cầm tiền mà ông bà đã cho các bé là xâm phạm tài sản cá nhân cũng có phần hợp lý bởi dù con còn nhỏ nhưng con cũng là một cá nhân độc lập, có quyền của một con người và được khẳng định tài sản cá nhân của mình. Chính vì thế trẻ hoàn toàn có quyền quyết định nắm giữ số tiền đáng ra thuộc về mình.

Tuy nhiên vì trẻ còn nhỏ và là đối tượng còn phụ thuộc vào bố mẹ và chưa có khả năng quản lý một số tiền lớn hay biết cách chi tiêu tiền sao cho hợp lý. Chính vì thế bố mẹ có thể thỏa hiệp về chuyện các con là người cất giữ tiền nhưng muốn chi tiêu phải được sự đồng ý của bố mẹ để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi con bất ngờ có 1 số tiền lớn. Cho con giữ tiền, song song với đó bố mẹ cũng cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo trẻ giữ đúng lời hứa.

Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ cần dạy cho con về tiền và cách kiếm tiền, tiêu tiền hợp lý:

Bắt đầu từ việc cho con được lựa chọn khi đi mua hàng cùng gia đình

Đơn giản là nói với trẻ về số tiền sẽ chi trong một chuyến mua hàng (ví dụ, 1 triệu) và cho trẻ quyền chọn lựa các món đồ sao cho không vượt quá ‘định mức’. Qua cách này, trẻ sẽ dần học được cách ‘cân đối’ các khoản chi và tính toán hợp lý cho những nhu cầu cần thiết của mình, của gia đình…

Tăng tiền tiêu vặt nếu trẻ làm được việc tốt

Việc tốt ở đây không có nghĩa là phải giúp đỡ ai đó. Chỉ là mẹ nên cho con tiền tiêu vặt và khuyến khích tăng thu nhập bằng cách làm việc vặt trong nhà. Ví dụ: Hàng tháng mẹ sẽ cho con 50 nghìn tiền tiêu vặt và nếu con muốn có thêm tiền vào khoản tiền đó thì phải hoàn thành một trong số cách công việc mẹ đưa ra như: rửa bát, quét nhà, trông em…

Lưu ý: Mỗi công việc đều cần có mô tả rõ ràng những điều phải làm và kết quả cần đạt được, thời gian cần thiết để hoàn thành công việc đó. giúp đỡ con có thói quen lao động và kỹ năng làm việc qua việc ghi chép hàng tuần hàng tháng.

Ảnh minh họa

Mở ‘ngân hàng lợn đất’

Khi bắt đầu dạy trẻ về tiền, đừng quên thiết lập một nguyên tắc cơ bản. Ví dụ: Với mỗi 10 nghìn kiếm được (có thể là được bố mẹ, ông bà, cô dì, chú bác cho hoặc tiết kiệm từ tiền ăn sáng)... con cần bỏ ra ít nhất 1-3 nghìn bỏ vào lợn đất. Hãy cùng con mở 2-3 'ngân hàng lợn đất' và đặt tên cụ thể. Như lợn đất màu xanh là tiền tiết kiệm mua đồ chơi, lợn đất màu vàng là tiền tiết kiệm mua quần áo... Khi làm việc này, hãy giải thích với con rằng tiết kiệm là việc cố gắng để làm một điều gì đó có ý nghĩa, đồng thời, qua đây con cũng học được cách quản lý 'tài sản' của chính mình.

Đồ cũ = Tiền mới

Khi con bạn lớn có những quần áo cũ, hoặc đồ chơi yêu thích ngày bé không còn được sử dụng nữa, hãy lên kế hoạch cùng bé bán lại những đồ cũ này. Hãy để trẻ hiểu được những đồ cũ có thể tận dụng được và bán chúng để lấy tiền tiết kiệm cũng là một cách thông minh để dạy con về tiền.

Tác giả: CHI CHI

Nguồn tin: phunuphapluat.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP