Khó cho DN ô tô nhỏ và vừa
Bản Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất lắp ráp, nhập khẩu và bảo hành, bảo dưỡng ô tô, do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, đã đến tay nhiều DN kinh doanh ô tô. Dù được thừa nhận có sự cởi mở, thông thoáng hơn, nhưng các DN nhập khẩu ô tô không chính hãng cho rằng, rất khó để kinh doanh ô tô nhập khẩu trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thiên An Phúc, cho biết, sau khi đọc kỹ những quy định về điều kiện kinh doanh với ô tô nhập khẩu trong dự thảo, các DN nhỏ và vừa như công ty ông rất khó áp dụng, bởi có nhiều sự thay đổi.
Theo ông Tuấn, tới năm 2018, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về Việt Nam sẽ giảm xuống còn 0%. Khi đó, nếu nhập khẩu xe từ các nước ngoài khu vực ASEAN như Mỹ, Trung Đông, Hàn Quốc, Ấn Độ,... vẫn có thuế suất thuế nhập khẩu cao, ở mức 48-68% thì về nước rất khó cạnh tranh với xe ASEAN có giá rẻ.
Trước đây, các DN nhỏ và vừa thường nhập khẩu ô tô cao cấp từ thị trường Mỹ và châu Âu, song những chiếc xe này phần lớn đều có dung tích xi lanh trên 3.0L. Nay, thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô có dung tích xi lanh từ 3.0L trở lên tăng cao, tới 90-150%, khiến giá xe đội lên, không thể bán được, nên rất khó nhập những xe này.
Trên thực tế, thời gian qua, một loạt DN nhập xe cũ từ thị trường Mỹ, châu Âu đã gặp khó khăn, do xe có dung tích xi lanh từ 3.0L trở lên chịu thuế cao, không bán được, phải bán lỗ vốn và ngừng kinh doanh.
Với xe nhập khẩu từ khu vực Trung Đông, ngoài việc phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu cao, còn phải chịu quy định ngặt nghèo về đăng kiểm. Các mẫu xe dành cho thị trường Trung Đông đến nay hầu hết là xe mới, chưa có mặt tại Việt Nam.
Theo quy định, những xe có kiểu loại chưa được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, sẽ phải tiến hành từ khâu thẩm định thiết kế, kiểm tra xe mẫu đến thử nghiệm kiểu loại rồi mới cho phép nhập khẩu. Điều này khiến DN nhập khẩu thêm tốn kém chi phí và giá đội lên cao, chưa kể thời gian thử nghiệm sẽ kéo dài.
Bế tắc khi tìm sản phẩm phù hợp
Nhập khẩu xe từ khu vực ASEAN về cũng gặp khó khăn không kém. Các DN nhỏ và vừa do không thể ký hợp đồng mua xe từ chính hãng, phải qua trung gian, vì vậy rất khó xin được chứng nhận xuất xứ Form D (đạt tỷ lệ nội địa hóa nội khối trên 40%) để hưởng ưu đãi thuế quan. Chỉ cần chính hãng tại Thái Lan, Indonesia,... phong tỏa, không cấp giấy chứng nhận này qua khâu trung gian, thì xe nhập về, vẫn phải chịu thuế nhập khẩu theo quy định. Như vậy giá sẽ đội lên, khó cạnh tranh với xe nhập chính hãng có Form D, hưởng thuế 0%.
Hơn thế nữa, muốn mua ô tô tay lái thuận tại các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia,... thì phải đặt hàng. Các DN nhỏ và vừa thường đặt hàng số lượng ít, lại qua trung gian, nên chi phí thường cao, khiến cho giá thành xe khi về Việt Nam cũng bị đội lên.
Thời gian qua, một số DN nhỏ đã cố gắng đưa xe pick-up từ Thái Lan về Việt Nam nhưng không thành công. Tính ra, nhập một chiếc pick-up như Hilux hay Ranger về, có giá bán cao hơn xe cùng loại do Toyota và Ford Việt Nam bán ra, từ 2.000-4.000 USD, vì thế không thể cạnh tranh nổi.
Không những thế, theo quy định trong Dự thảo, các DN kinh doanh ô tô nhập khẩu phải có showroom trưng bày xe và có xưởng bảo hành bảo dưỡng đạt tiêu chuẩn. Để đáp ứng quy định này, DN sẽ phải chi từ 20-50 tỷ đồng. Đây là chi phí quá lớn, các DN nhỏ và vừa rất khó đáp ứng được. Hơn nữa, khi đầu tư số vốn lớn như vậy, phải bán được nhiều xe. Trong khi các DN nhỏ và vừa trước đây chỉ bán bình quân khoảng 400 xe/năm, rất ít DN bán được 1.000 xe/năm, vì vậy bỏ ra chi phí lớn, rủi ro rất cao.
Chỉ có một "cửa hẹp" là tất cả DN nhỏ hợp tác, cùng đầu tư, nhưng điều này rất khó, nếu không có sự đồng thuận. Và vấn đề đau đầu nhất của các DN nhập xe không chính hãng là đến nay chưa tìm thấy sản phẩm nào phù hợp với thị trường Việt Nam, nhập về, có giá hợp lý, cạnh tranh được với xe nhập khẩu chính hãng từ ASEAN. Vì vậy mà mọi chuyện càng mơ hồ, ông Tuấn nói.
Một số DN nhỏ chuyên nhập khẩu ô tô không chính hãng nhận thấy khó khăn, cho biết sẽ rút lui khỏi lĩnh vực kinh doanh ô tô, chuyển hướng sang các sản phẩm khác.
Bản Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất lắp ráp, nhập khẩu và bảo hành, bảo dưỡng ô tô, do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, đã đến tay nhiều DN kinh doanh ô tô. Dù được thừa nhận có sự cởi mở, thông thoáng hơn, nhưng các DN nhập khẩu ô tô không chính hãng cho rằng, rất khó để kinh doanh ô tô nhập khẩu trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thiên An Phúc, cho biết, sau khi đọc kỹ những quy định về điều kiện kinh doanh với ô tô nhập khẩu trong dự thảo, các DN nhỏ và vừa như công ty ông rất khó áp dụng, bởi có nhiều sự thay đổi.
Theo ông Tuấn, tới năm 2018, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về Việt Nam sẽ giảm xuống còn 0%. Khi đó, nếu nhập khẩu xe từ các nước ngoài khu vực ASEAN như Mỹ, Trung Đông, Hàn Quốc, Ấn Độ,... vẫn có thuế suất thuế nhập khẩu cao, ở mức 48-68% thì về nước rất khó cạnh tranh với xe ASEAN có giá rẻ.
Trước đây, các DN nhỏ và vừa thường nhập khẩu ô tô cao cấp từ thị trường Mỹ và châu Âu, song những chiếc xe này phần lớn đều có dung tích xi lanh trên 3.0L. Nay, thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô có dung tích xi lanh từ 3.0L trở lên tăng cao, tới 90-150%, khiến giá xe đội lên, không thể bán được, nên rất khó nhập những xe này.
Trên thực tế, thời gian qua, một loạt DN nhập xe cũ từ thị trường Mỹ, châu Âu đã gặp khó khăn, do xe có dung tích xi lanh từ 3.0L trở lên chịu thuế cao, không bán được, phải bán lỗ vốn và ngừng kinh doanh.
Với xe nhập khẩu từ khu vực Trung Đông, ngoài việc phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu cao, còn phải chịu quy định ngặt nghèo về đăng kiểm. Các mẫu xe dành cho thị trường Trung Đông đến nay hầu hết là xe mới, chưa có mặt tại Việt Nam.
Theo quy định, những xe có kiểu loại chưa được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, sẽ phải tiến hành từ khâu thẩm định thiết kế, kiểm tra xe mẫu đến thử nghiệm kiểu loại rồi mới cho phép nhập khẩu. Điều này khiến DN nhập khẩu thêm tốn kém chi phí và giá đội lên cao, chưa kể thời gian thử nghiệm sẽ kéo dài.
Bế tắc khi tìm sản phẩm phù hợp
Nhập khẩu xe từ khu vực ASEAN về cũng gặp khó khăn không kém. Các DN nhỏ và vừa do không thể ký hợp đồng mua xe từ chính hãng, phải qua trung gian, vì vậy rất khó xin được chứng nhận xuất xứ Form D (đạt tỷ lệ nội địa hóa nội khối trên 40%) để hưởng ưu đãi thuế quan. Chỉ cần chính hãng tại Thái Lan, Indonesia,... phong tỏa, không cấp giấy chứng nhận này qua khâu trung gian, thì xe nhập về, vẫn phải chịu thuế nhập khẩu theo quy định. Như vậy giá sẽ đội lên, khó cạnh tranh với xe nhập chính hãng có Form D, hưởng thuế 0%.
Hơn thế nữa, muốn mua ô tô tay lái thuận tại các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia,... thì phải đặt hàng. Các DN nhỏ và vừa thường đặt hàng số lượng ít, lại qua trung gian, nên chi phí thường cao, khiến cho giá thành xe khi về Việt Nam cũng bị đội lên.
Thời gian qua, một số DN nhỏ đã cố gắng đưa xe pick-up từ Thái Lan về Việt Nam nhưng không thành công. Tính ra, nhập một chiếc pick-up như Hilux hay Ranger về, có giá bán cao hơn xe cùng loại do Toyota và Ford Việt Nam bán ra, từ 2.000-4.000 USD, vì thế không thể cạnh tranh nổi.
Không những thế, theo quy định trong Dự thảo, các DN kinh doanh ô tô nhập khẩu phải có showroom trưng bày xe và có xưởng bảo hành bảo dưỡng đạt tiêu chuẩn. Để đáp ứng quy định này, DN sẽ phải chi từ 20-50 tỷ đồng. Đây là chi phí quá lớn, các DN nhỏ và vừa rất khó đáp ứng được. Hơn nữa, khi đầu tư số vốn lớn như vậy, phải bán được nhiều xe. Trong khi các DN nhỏ và vừa trước đây chỉ bán bình quân khoảng 400 xe/năm, rất ít DN bán được 1.000 xe/năm, vì vậy bỏ ra chi phí lớn, rủi ro rất cao.
Chỉ có một "cửa hẹp" là tất cả DN nhỏ hợp tác, cùng đầu tư, nhưng điều này rất khó, nếu không có sự đồng thuận. Và vấn đề đau đầu nhất của các DN nhập xe không chính hãng là đến nay chưa tìm thấy sản phẩm nào phù hợp với thị trường Việt Nam, nhập về, có giá hợp lý, cạnh tranh được với xe nhập khẩu chính hãng từ ASEAN. Vì vậy mà mọi chuyện càng mơ hồ, ông Tuấn nói.
Một số DN nhỏ chuyên nhập khẩu ô tô không chính hãng nhận thấy khó khăn, cho biết sẽ rút lui khỏi lĩnh vực kinh doanh ô tô, chuyển hướng sang các sản phẩm khác.
Tác giả: Trần Thủy
Nguồn tin: Báo VietNamNet
Nguồn tin: Báo VietNamNet