Báo động ở làng nghề mộc Quang Phong
Lâu nay nghề mộc ở làng nghề Quang Phong (phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa) mang lại thu nhập cao, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường ở làng nghề đến nay vẫn chưa có lời giải và đang tạo ra mối nguy hại lớn đến môi trường sống, sức khỏe của người dân.
Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh gỗ gây ô nhiễm môi trường tại làng mộc Quang Phong, thị xã Thái Hòa, nhận thấy hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ gỗ nơi đây đều nằm ven đường, xen lẫn với khu dân cư đông đúc. Các gia đình thường tận dụng nhà ở làm nơi chế biến gỗ, kiêm luôn điểm kinh doanh giao dịch với khách hàng.
Trong quy trình sản xuất, nhiều vật liệu hóa chất khi sử dụng đã đang trực tiếp thải ra khu vực dân sinh. Tại một cơ sở sản xuất gỗ của làng nghề mộc Quang Phong, thợ sơn khi làm việc thường chỉ dùng một chiếc khẩu trang mỏng dính để cản hóa chất xâm nhập, không đeo găng tay, không mặc áo bảo hộ… phun sơn đồ mộc ngay ven đường, bụi sơn mịt mù.
Các thợ mộc ở đây đều muốn đầu tư phòng phun sơn riêng, vừa đảm bảo chất lượng, vừa tránh gây ô nhiễm cho dân cư nhưng đầu tư phòng phun sơn chi phí rất lớn.
Được biết, trước đây người dân làm mộc và sơn thủ công bằng tay, nhưng nay đều phun sơn bằng bình máy. Theo chia sẻ của chuyên gia y tế, nếu sử dụng sơn bằng bình máy có thể gây ảnh hưởng những hộ dân khác trong vòng bán kính 300m; loại sơn được hầu hết các hộ gia đình sử dụng phổ biến là sơn PU, véc-ni có chứa chất gây độc hại rất cao, như polyme, nhựa alkyd, nhựa vinly, nhựa PU, xylene, methanol, E...
hải các hạt sơn có kích thước lớn sẽ bị giữ lại ở mũi, các hạt sơn vô cùng nhỏ bé sẽ bị cuốn sâu vào trong phế quản, tiểu phế quản, gây ra các bệnh như hen suyễn, viêm đường hô hấp, dị ứng da và về lâu dài có thể nguồn gốc để phát triển căn bệnh ung thư… Một người dân địa phương chia sẻ: Nhà ở gần các xưởng mộc, phải chịu tiếng ồn từ máy móc và bụi, sơn nên đều có cảm giác tức ngực, khó thở, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ nên nhiều lúc ở trong nhà cũng phải lấy tay che mũi, bịt miệng.
Ông Nguyễn Ngọc Năm - Giám đốc HTX mộc Quang Phong cho hay: Làng nghề mộc có 145 hộ tham gia, ô nhiễm môi trường nguy hiểm nhất là ô nhiễm sơn. Do chưa có khu phun sơn tập trung nên các gia đình theo nghề mộc chủ yếu phun sơn cho sản phẩm ở các công trình công cộng như ngoài đường, sân vận động, nhà văn hóa xóm… gây ô nhiễm độc hại nặng. Hiện nay UBND thị xã Thái Hòa đã có đề án xây dựng khu phun sơn tập trung cho làng nghề với trị giá hơn 11 tỷ đồng, dự kiến sẽ được xây dựng trong năm 2017; thị xã sẽ trích một phần ngân sách để hỗ trợ...
Ông Phan Thanh Hải -Trưởng phòng Kinh tế thị xã Thái Hòa cho biết thêm: Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề mộc ở Quang Phong đã được cảnh báo từ nhiều năm nay, một số cơ sở chưa thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường nên bụi gỗ và mùi sơn vẫn phát tán ra không khí, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước, đất và sức khỏe của người dân.
Để giải quyết tình trạng này, ngoài việc tuyên truyền cho làng nghề như nghiêm cấm những hành vi gây ô nhiễm môi trường như đổ phế thải, rác thải ra đường, thải khói bụi, khí độc, lấn chiếm lề đường để làm nơi sản xuất. Trong năm 2017, UBND thị xã sẽ cố gắng đầu tư đưa vào sử dụng khu phun sơn tập trung theo đề án để giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.
Ô nhiễm rác thải chợ Hiếu
Chợ Hiếu (phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa) hiện có hơn 700 hộ kinh doanh, hàng năm đưa về nguồn thu không nhỏ cho địa phương. Chợ Hiếu ở vị trí “đắc địa”, là trung tâm cửa ngõ miền Tây bắc Nghệ An. Chợ phục vụ hàng hóa cho các huyện như Quỳ Hợp, Quế Phong, Quỳ Châu… Tuy nhiên lâu nay, chợ Hiếu “nóng” tình trạng ô nhiễm môi trường do thực trạng xả thải rác ở đây.
Quan sát tại ngày phiên chợ Hiếu, thấy một lượng lớn rác thải, nước thải từ các cửa hàng, kiot như túi nilon, giấy rác, rau cỏ đến các sản phẩm thừa, nước thải trong hoạt động giết mổ gà, vịt, cá bị bỏ lại. Số rác thải này một phần được thu gom, một phần được tích tụ lại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ, cũng như sinh hoạt của các hộ dân xung quanh khu vực.
Ô nhiễm nặng nhất hiện nay tập trung ở khu vực chợ ngoài trời, rác tràn ngập tại ngay cả khu vực bán hàng. Khu vực quầy bán thịt lợn xập xệ, nền nhà ẩm ướt, không có nước sạch để kéo vào vệ sinh. Chị Nguyễn Thị K, bán quầy thịt lợn chia sẻ: Khu vực chợ thực phẩm chưa được đầu tư nâng cấp nên thiếu thốn các hạng mục vệ sinh môi trường cần thiết, như hệ thống thoát nước, mái che dột vào mùa nắng nóng khu vực này mùi bốc lên hôi thối.
Ông Nguyễn Ngọc Nam - Trưởng Ban quản lý chợ Hiếu cho biết: Chợ có hàng trăm hộ kinh doanh, mặc dù trong những năm qua đã được đầu tư nâng cấp một số hạng mục như sửa chữa đình chính, đình phụ nhưng do không đầu tư đồng bộ nên đã xuống cấp trầm trọng.
Đặc biệt là tại 54 quầy buôn bán thực phẩm xuống cấp nặng, nguy cơ cháy nổ cao. Đối với vấn đề rác xả thải ra chợ thì cuối buổi Ban quản lý giao cho các công nhân thu dọn về một chỗ, sau đó có xe của Công ty môi trường đến đưa đi. Chúng tôi cũng tích cực tuyên truyền trong phạm vi mình quản lý. Song cái khó là vẫn còn những trường hợp gây mất vệ sinh, đặc biệt là với những người đi chợ hàng ngày, buôn bán nhỏ lẻ, không thường xuyên chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Đây cũng là những đối tượng chúng tôi không thể quản lý hết được.
Lâu nay nghề mộc ở làng nghề Quang Phong (phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa) mang lại thu nhập cao, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường ở làng nghề đến nay vẫn chưa có lời giải và đang tạo ra mối nguy hại lớn đến môi trường sống, sức khỏe của người dân.
Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh gỗ gây ô nhiễm môi trường tại làng mộc Quang Phong, thị xã Thái Hòa, nhận thấy hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ gỗ nơi đây đều nằm ven đường, xen lẫn với khu dân cư đông đúc. Các gia đình thường tận dụng nhà ở làm nơi chế biến gỗ, kiêm luôn điểm kinh doanh giao dịch với khách hàng.
Trong quy trình sản xuất, nhiều vật liệu hóa chất khi sử dụng đã đang trực tiếp thải ra khu vực dân sinh. Tại một cơ sở sản xuất gỗ của làng nghề mộc Quang Phong, thợ sơn khi làm việc thường chỉ dùng một chiếc khẩu trang mỏng dính để cản hóa chất xâm nhập, không đeo găng tay, không mặc áo bảo hộ… phun sơn đồ mộc ngay ven đường, bụi sơn mịt mù.
Các thợ mộc ở đây đều muốn đầu tư phòng phun sơn riêng, vừa đảm bảo chất lượng, vừa tránh gây ô nhiễm cho dân cư nhưng đầu tư phòng phun sơn chi phí rất lớn.
Được biết, trước đây người dân làm mộc và sơn thủ công bằng tay, nhưng nay đều phun sơn bằng bình máy. Theo chia sẻ của chuyên gia y tế, nếu sử dụng sơn bằng bình máy có thể gây ảnh hưởng những hộ dân khác trong vòng bán kính 300m; loại sơn được hầu hết các hộ gia đình sử dụng phổ biến là sơn PU, véc-ni có chứa chất gây độc hại rất cao, như polyme, nhựa alkyd, nhựa vinly, nhựa PU, xylene, methanol, E...
hải các hạt sơn có kích thước lớn sẽ bị giữ lại ở mũi, các hạt sơn vô cùng nhỏ bé sẽ bị cuốn sâu vào trong phế quản, tiểu phế quản, gây ra các bệnh như hen suyễn, viêm đường hô hấp, dị ứng da và về lâu dài có thể nguồn gốc để phát triển căn bệnh ung thư… Một người dân địa phương chia sẻ: Nhà ở gần các xưởng mộc, phải chịu tiếng ồn từ máy móc và bụi, sơn nên đều có cảm giác tức ngực, khó thở, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ nên nhiều lúc ở trong nhà cũng phải lấy tay che mũi, bịt miệng.
Ông Nguyễn Ngọc Năm - Giám đốc HTX mộc Quang Phong cho hay: Làng nghề mộc có 145 hộ tham gia, ô nhiễm môi trường nguy hiểm nhất là ô nhiễm sơn. Do chưa có khu phun sơn tập trung nên các gia đình theo nghề mộc chủ yếu phun sơn cho sản phẩm ở các công trình công cộng như ngoài đường, sân vận động, nhà văn hóa xóm… gây ô nhiễm độc hại nặng. Hiện nay UBND thị xã Thái Hòa đã có đề án xây dựng khu phun sơn tập trung cho làng nghề với trị giá hơn 11 tỷ đồng, dự kiến sẽ được xây dựng trong năm 2017; thị xã sẽ trích một phần ngân sách để hỗ trợ...
Ông Phan Thanh Hải -Trưởng phòng Kinh tế thị xã Thái Hòa cho biết thêm: Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề mộc ở Quang Phong đã được cảnh báo từ nhiều năm nay, một số cơ sở chưa thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường nên bụi gỗ và mùi sơn vẫn phát tán ra không khí, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước, đất và sức khỏe của người dân.
Để giải quyết tình trạng này, ngoài việc tuyên truyền cho làng nghề như nghiêm cấm những hành vi gây ô nhiễm môi trường như đổ phế thải, rác thải ra đường, thải khói bụi, khí độc, lấn chiếm lề đường để làm nơi sản xuất. Trong năm 2017, UBND thị xã sẽ cố gắng đầu tư đưa vào sử dụng khu phun sơn tập trung theo đề án để giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.
Ô nhiễm rác thải chợ Hiếu
Chợ Hiếu (phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa) hiện có hơn 700 hộ kinh doanh, hàng năm đưa về nguồn thu không nhỏ cho địa phương. Chợ Hiếu ở vị trí “đắc địa”, là trung tâm cửa ngõ miền Tây bắc Nghệ An. Chợ phục vụ hàng hóa cho các huyện như Quỳ Hợp, Quế Phong, Quỳ Châu… Tuy nhiên lâu nay, chợ Hiếu “nóng” tình trạng ô nhiễm môi trường do thực trạng xả thải rác ở đây.
Quan sát tại ngày phiên chợ Hiếu, thấy một lượng lớn rác thải, nước thải từ các cửa hàng, kiot như túi nilon, giấy rác, rau cỏ đến các sản phẩm thừa, nước thải trong hoạt động giết mổ gà, vịt, cá bị bỏ lại. Số rác thải này một phần được thu gom, một phần được tích tụ lại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ, cũng như sinh hoạt của các hộ dân xung quanh khu vực.
Ô nhiễm nặng nhất hiện nay tập trung ở khu vực chợ ngoài trời, rác tràn ngập tại ngay cả khu vực bán hàng. Khu vực quầy bán thịt lợn xập xệ, nền nhà ẩm ướt, không có nước sạch để kéo vào vệ sinh. Chị Nguyễn Thị K, bán quầy thịt lợn chia sẻ: Khu vực chợ thực phẩm chưa được đầu tư nâng cấp nên thiếu thốn các hạng mục vệ sinh môi trường cần thiết, như hệ thống thoát nước, mái che dột vào mùa nắng nóng khu vực này mùi bốc lên hôi thối.
Ông Nguyễn Ngọc Nam - Trưởng Ban quản lý chợ Hiếu cho biết: Chợ có hàng trăm hộ kinh doanh, mặc dù trong những năm qua đã được đầu tư nâng cấp một số hạng mục như sửa chữa đình chính, đình phụ nhưng do không đầu tư đồng bộ nên đã xuống cấp trầm trọng.
Đặc biệt là tại 54 quầy buôn bán thực phẩm xuống cấp nặng, nguy cơ cháy nổ cao. Đối với vấn đề rác xả thải ra chợ thì cuối buổi Ban quản lý giao cho các công nhân thu dọn về một chỗ, sau đó có xe của Công ty môi trường đến đưa đi. Chúng tôi cũng tích cực tuyên truyền trong phạm vi mình quản lý. Song cái khó là vẫn còn những trường hợp gây mất vệ sinh, đặc biệt là với những người đi chợ hàng ngày, buôn bán nhỏ lẻ, không thường xuyên chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Đây cũng là những đối tượng chúng tôi không thể quản lý hết được.
Tác giả: Văn Trường
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An