►Ảnh: Cận cảnh 'biệt phủ' không phép trên khu đất của mẹ vợ giám đốc Sở Tài chính Huế
►'Biệt phủ' không phép trên khu đất của mẹ vợ giám đốc Sở Tài chính Huế
Như báo Người Đưa Tin phản ánh, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã bứng một số cây cổ thụ trong khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ đô Huế (Khu Đại nội) mang đi. Vụ việc được PV báo Người Đưa Tin phát hiện và phản ánh trong loạt bài viết: Cây trăm tuổi ở Đại Nội Huế vào vườn ươm hay 'biệt phủ' của Sếp?
Theo thông tin PV báo Người Đưa Tin nắm được, Quần thể di tích Cố đô Huế (Bao gồm cả khu Đại nội nơi cây Sứ cổ thụ được bứng đi) được xếp vào danh sách 62 di tích quốc gia đặc biệt thuộc nhóm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Nhà nước đã có riêng một bộ luật Di sản để làm khung quản lý.
►'Biệt phủ' không phép trên khu đất của mẹ vợ giám đốc Sở Tài chính Huế
Như báo Người Đưa Tin phản ánh, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã bứng một số cây cổ thụ trong khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ đô Huế (Khu Đại nội) mang đi. Vụ việc được PV báo Người Đưa Tin phát hiện và phản ánh trong loạt bài viết: Cây trăm tuổi ở Đại Nội Huế vào vườn ươm hay 'biệt phủ' của Sếp?
Theo thông tin PV báo Người Đưa Tin nắm được, Quần thể di tích Cố đô Huế (Bao gồm cả khu Đại nội nơi cây Sứ cổ thụ được bứng đi) được xếp vào danh sách 62 di tích quốc gia đặc biệt thuộc nhóm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Nhà nước đã có riêng một bộ luật Di sản để làm khung quản lý.
Cây sứ trong khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt bị bứng mang đi.
Mọi thay đổi dù lớn dù nhỏ trong khu di tích quốc gia đặc biệt phải có ý kiến chỉ đạo của đơn vị được giao quản lý về mặt nhà nước, thường là các Sở Văn hóa thể thao và du lịch ở địa phương đó.
Quay trở lại câu chuyện cây Sứ cổ thụ vốn được trồng ở khu Đại nội trong Quần thể di tích cố đô Huế được người của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế dùng xe chuyên dụng mang đi.
Theo lập luận và lý giải của lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, việc họ bứng cây đi theo kế hoạch. Cây được mang tới vườn ươm chứ không phải mang đi biếu sếp cấp Sở ở Thừa Thiên Huế.
Nhưng họ không đưa ra được bất kỳ một bằng chứng nào để chứng minh cho điều họ nói, điều này khiến dư luận lấy làm khó hiểu vì sao cây đang khỏe mạnh lại phải mang đi ươm?. Sự việc cần các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa như sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, Bộ Văn hóa Thế thao và Du lịch vào cuộc điều tra làm rõ.
Việc vận chuyển tiến hành trong đêm tối.
Theo Luật sư Lâm Văn Quang, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội: “Về mặt pháp luật, chúng ta đã có luật Di sản làm khung pháp lý. Và việc lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế nếu có hành vi bứng cây trong khu di tích lịch sử đặc biệt mang đi biếu sếp, cần phải xử lý nghiêm”.
Cũng theo Luật sư Quang: “Điều 71 luật Di sản nêu rõ: Người nào vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Còn Điều 72 luật Di sản cũng nêu rõ: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Xe ô tô chuyên dụng với cẩu chuyển cây đi đâu không rõ.
Trong khi đó, Luật sư Cao Văn Tỉnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng: “Đặt ra giả thuyết, hành vi bứng cây Sứ cổ thụ mang đi biếu sếp của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế là sự thật, thì đơn vị này đã vi phạm vào điểm b khoản 1 Điều 4, nghị định 98/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa. Theo đó, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích”.
Cũng theo Luật sư Tỉnh: "Điều 272 BLHS quy định về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm".
Tác giả bài viết: Xuân Hòa