Trong thời gian này, World Cup đang ngày càng “nóng” hơn với những trận cầu mãn nhãn, đầy kịch tính. Vì thế, giới đầu tư dành nhiều thời gian cho trái bóng và ít nhiều giảm bớt sự quan tâm cho thị trường chứng khoán Việt Nam vốn đang trong giai đoạn tăng, giảm bất chợt, khó đoán định.
Thông tin Vingroup sẽ xây nhà giá siêu rẻ chỉ 200 triệu đồng và mua lại GM đã góp phần không nhỏ đẩy giá cổ phiếu VIC đi lên, từ đó giúp tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. |
Thế nhưng, bất chấp “cơn sốt” World Cup, Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup vẫn tạo được một “cơn sốt” trên thị trường khi công bố hàng loạt thông tin gây chấn động theo nghĩa tích cực.
Đầu tiên, VinFast và General Motors (GM) đã ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược. Theo nội dung của thỏa thuận, VinFast sẽ nhận chuyển nhượng, tiếp quản toàn bộ nhà máy GM tại Hà Nội và triển khai những hoạt động đầu tư tăng năng lực để sản xuất dòng xe ô tô cỡ nhỏ hoàn toàn mới được VinFast mua bản quyền từ GM.
Không lâu sau đó, Vingroup công bố một thông tin chấn động khác: Vingroup tham gia phân khúc nhà ở giá rẻ từ 200 triệu đồng/căn hộ trở lên với thương hiệu Happy Town. Happy Town, sẽ được triển khai đầu tiên tại 3 tỉnh Bắc Ninh, Bình Dương và Đồng Nai.
Những thông tin này tác động tích cực vào cổ phiếu VIC của Vingroup. Bất chấp VN-Index biến động mạnh thế nào (Có thời điểm giảm gần 20 điểm), tính chung cả tuần, VIC vẫn tăng 6.020 đồng/CP lên 107.500 đồng/CP. VIC vững vàng trong “câu lạc bộ các cổ phiếu có giá trên 100.000 đồng”.
Cổ phiếu VIC tăng giúp ông tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup tiếp tục đi lên. Trong khi đó, các đại gia khác trong Top 5 người giàu nhất sàn chưng khoán Việt Nam lại không có được may mắn đó như ông Phạm Nhật Vượng. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long, ông Trịnh Văn Quyết,… đều chứng kiến tài sản sụt giảm mạnh theo đà rung lắc của VN-Index.
Cụ thể, sau 5 phiên giao dịch, cổ phiếu VJC của Công ty cổ phần Hàng không Vietjet giảm 3.940 đồng/CP xuống 141.800 đồng/CP. VJC khiến giá trị cổ phiếu VJC thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet giảm 797 tỷ đồng xuống 28.674 tỷ đồng.
Một cổ phiếu khác nằm trong danh sách của bà Thảo là HDB (Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM) cũng trên đà đi xuống. Chốt tuần, HDB dừng ở mức 36.150 đồng/CP sau khi giảm 1.250 đồng/CP. Giá trị cổ phiếu HDB thuộc sở hữu của bà Thảo giảm 45 tỷ đồng xuống 1.300 tỷ đồng.
VJC khiến giá trị cổ phiếu VJC thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet giảm 797 tỷ đồng xuống 28.674 tỷ đồng. |
Như vậy, tính chung 1 tuần, giá trị tài sản trên thị trường chứng khoán của bà Thảo giảm 842 tỷ đồng xuống 29.974 tỷ đồng.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cũng chứng kiến giá cổ phiếu đi lùi. Sau 5 phiên giao dịch, HPG giảm 2.550 đồng/CP xuống 38.400 đồng/CP. HPG khiến tài sản của ông Long giảm 1.362 tỷ đồng xuống 20.513 tỷ đồng.
Hiện tại, bà Thảo và ông Long lần lượt đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Cách đây vài tháng, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã rớt xuống vị trí thứ 4.
Tuần qua, dù có tin Bamboo Airway, hãng hàng không thuộc công ty con của FLC công bố đã chốt hợp đồng mua 20 chiếc máy của Boeing nhưng thông tin này không tác động tích cực tới cổ phiếu FLC. Sau 1 tuần giao dịch, FLC biến động rất chậm.
Trong khi đó, cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros lại giảm nhẹ. Sau 1 tuần giao dịch, ROS giảm 250 đồng/CP xuống 43.000 đồng/CP. ROS khiến giá trị cổ phiếu do ông Quyết nắm giữ giảm 96 tỷ đồng. Hiện tại, với tổng tài sản đạt 17.188 tỷ đồng, ông chỉ hơn người đứng ở vị trí thứ 5 là bà Phạm Thu Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup 949 tỷ đồng.
Vì vậy, với “sức nóng” của VIC, trong tuần này, bà Hương hoàn toàn có cơ hội vượt qua ông Quyết để đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Tác giả: VIỆT VŨ
Nguồn tin: Báo VTC News