Sau khi tiếp cận, các bị cáo giả làm thiếu nữ trẻ đẹp muốn hẹn hò, gửi ảnh khỏa thân nhằm xây dựng mối quan hệ tình cảm qua mạng và nói "đối phương" cũng gửi lại cho mình. Khi mọi việc tiến triển, các phạm nhân gọi điện thoại cho nạn nhân vờ làm cảnh sát hoặc phụ huynh để cảnh báo đã có quan hệ tình cảm với trẻ vị thành niên, nếu không đưa tiền sẽ bị báo lên cơ quan quản lý quân đội.
The Stateđưa tin, vụ việc cho thấy điện thoại sử dụng trái phép là vấn nạn dai dẳng trong hệ thống nhà tù bang South Carolina. Tranh giành sử dụng điện thoại trái phép còn là lý do làm phát sinh cuộc bạo loạn tại trại giam ở hạt Lee vào tháng 4-2018 khiến 7 phạm nhân chết, 17 bị thương. Đây được coi là cuộc bạo loạn đẫm máu nhất trong vòng 25 năm tại Mỹ.
Nhiều quân nhân Mỹ bị tống tiền. |
Năm phạm nhân bang South Carolina (Mỹ) và 10 đồng phạm ở bên ngoài (gồm bạn bè, người thân) đã bị bắt, truy tố vì tham gia vận hành mạng lưới tống tiền tình dục nhằm vào binh sĩ Mỹ. Chiến dịch truy quét mạng lưới này mang tên "Surprise Party" và hiện 250 nghi phạm khác có nguy cơ bị truy tố.
Cáo trạng cho biết từ năm 2015-2017, khoảng 440 quân nhân Mỹ đã trở thành nạn nhân của mạng lưới lừa đảo do tù nhân bang South California tổ chức từ năm 2015. Nạn nhân thuộc mọi quân chủng, ở nhiều doanh trại trải khắp nước Mỹ, bao gồm cả sĩ quan và binh sĩ. Tổng số tiền bị cưỡng đoạt ước tính khoảng 560.000 USD.
Tại Mỹ, ảnh khỏa thân của trẻ vị thành niên bị coi là nội dung khiêu dâm trẻ em, Hành vi tàng trữ ảnh khỏa thân trẻ em là phi pháp và có thể hủy hoại sự nghiệp của quân nhân nếu bị phát hiện.
Theo cảnh sát, khi uy hiếp được "con mồi", phạm nhân yêu cầu gửi tiền tới tài khoản của đồng phạm bên ngoài nhà tù qua các dịch vụ chuyển tiền phổ biến. Sau khi giữ lại phần trăm hoa hồng, những kẻ này sau đó mua và gửi mã số thẻ ghi nợ trả trước cho phạm nhân. Bằng mã số này, phạm nhân có thể sử dụng số tiền cưỡng đoạt để tiếp tục "đầu tư" vào trang thiết bị phục vụ lừa đảo.
Trong năm phạm nhân có Jimmy Dunbar, 37 tuổi, bị giam ở trại giam hạt Lee, do giết người, bắt cóc và cướp tài sản. Jimmy Dunbar từng lừa nạn nhân rằng "con gái nhỏ" của mình bị tin nhắn kích dục làm tổn thương tâm lý và cần tiền để chữa trị.
Từ năm 2016-2017, Jimmy Dunbar đã chiếm đoạt 29.598 USD. Còn Wendell Wilkins, 31 tuổi, tù nhân tại trại giam hạt Lieber bị cáo buộc đã cưỡng đoạt ít nhất 80.000 USD, từ 2016 tới tháng 1/2018. Cáo trạng cho biết ảnh thiếu nữ do các bị cáo sử dụng được tải từ trên mạng.
Hàng trăm tù nhân tại bang Idaho (Mỹ) đã đột nhập vào hệ thống quản lý trại giam tại đây để giả mạo và làm tăng số tiền trong tài khoản tín dụng riêng của họ. Chính quyền bang Idaho cho biết, đã có tất cả 364 tù nhân tham gia vào vụ việc này.
Chúng đã cố ý tận dụng một lỗ hổng trong hệ thống quản lý phạm nhân của nhà tù và đánh cắp số tiền lên đến 225.000 USD chuyển vào tài khoản riêng. 50 tù nhân thừa nhận đã chuyển vào tài khoản của mình thêm 1.000 USD trong khi có người khác "đánh cắp" số tiền lên đến 9.900 USD từ hệ thống này.
Đại diện chính quyền bang Idaho, ông Jeff Ray cho biết, các tù nhân đã tấn công vào lỗ hổng hệ thống JPay, qua đó làm tăng số tiền tín dụng trong tài khoản của họ. "Đây là hành động có chủ ý chứ không phải vô tình," Jeff Ray, người phát ngôn Bộ Cải huấn chia sẻ. "Nó yêu cầu kiến thức về hệ thống JPay và nhiều tác động với số lượng lớn của tù nhân để khai thác điểm yếu của hệ thống và ghi có một cách không hợp lý tài khoản của họ."
Trong vài năm trở lại đây, các hệ thống máy tính được thiết kế chuyên biệt cho các nhà tù trở nên cực kì phổ biến tại Mỹ. JPay là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính lớn nhất cho các nhà tù ở nước này. JPay là ứng dụng cá nhân cho phép các tù nhân Mỹ tiếp cận với các thiết bị di động có thể chuyển tiền, tải nhạc, trò chơi, và trao đổi thông tin liên lạc với các thành viên trong gia đình. Ví dụ, bằng cách dùng các tính bảng hay ki-ốt bảo mật để gửi email hoặc nghe nhạc. Được biết, đến thời điểm hiện tại, JPay mới chỉ thu hồi được số tiền 65.000 USD đã bị hack (chiếm đoạt)
Tác giả: Trường Vân
Nguồn tin: Cảnh sát toàn cầu